Cung điện mùa hè được xây dựng dưới triều nhà Nguyễn ít người biết đến

Cung điện mùa hè được xây dựng dưới triều nhà Nguyễn ít người biết đến
26.02.2020 3705

Ông vua thứ 12 của triều Nguyễn này là người đầu tiên cho xây dựng hành cung ở Lăng Cô để hưởng những giá trị trời cho ở khu vực cực Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế. Suốt chiều dài lịch sử, hiếm có một nơi nào trên đất nước Việt Nam được những người đứng đầu nhà nước thời quân chủ chọn làm nơi thừa lương của họ như vua Khải Định đã chọn Lăng Cô.

Theo Hoàng Việt Giáp Tý Niên biểu và ông Nguyễn Đắc Vọng – Ngũ đẳng Thị vệ hầu cận của vua Khải Định, vào trung tuần tháng 4/1916, vua Khải Định lên ngôi. Bốn tháng sau, vua “ngự giá đi Quảng Nam xem xét phong tục, tập quán” (8/1916).

Trên đường đi và về, nhà vua đã nghỉ lại Lăng Cô một thời gian. Những phát hiện, đánh giá về cảnh quan và khí hậu tuyệt vời ở Lăng Cô của ông được ông ghi lại rõ trong tấm bia Hành cung Tịnh Viêm.

(Bia “Hành Cung Tịnh Viêm” do vua Khải Định ngự chế (1919))

Hành cung Tịnh Viêm được xem như dinh thất của Hoàng gia ở phía Nam Huế. Đúng như nhà vua đã viết, ông từng mời hai bà mẹ (vợ vua Đồng Khánh) vào nghỉ mát ở Lăng Cô và hai bà rất thích Lăng Cô.

(Ảnh chụp vua Khải Định)

Vào mùa viêm nhiệt, các bà phi (vợ vua Khải Định) vẫn đem nhau vào đó nghỉ mát. Vua Bảo Đại lúc còn là Hoàng tử Vĩnh Thụy mới năm sáu tuổi cũng thường theo Đức Từ Cung vào đây.

Người vào đây nổi tiếng nhất là bà Đệ nhị Giai phi Hồ Thị Chỉ (vợ thứ hai của vua Khải Định, thường gọi là bà Ân Phi). Thỉnh thoảng, nhiều quan chức cao cấp của Chính phủ Bảo hộ Pháp như Khâm sứ Trung Kỳ, Công sứ Thừa Thiên vào Lăng Cô hầu chuyện với bà.

Đến thời Bảo Đại (1926-1945), trong khuôn viên Hành cung Tịnh Viêm xây dựng thêm nhiều kiến trúc mới theo kiểu Tây phương để làm khu nghỉ mát cho gia đình ông vua cuối cùng triều Nguyễn sống theo phong cách Tây phương. Vua Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương và các hoàng tử công chúa cuối cùng của triều Nguyễn đã đến nghỉ mát ở Lăng Cô. Cho mãi đến đầu năm 1947, khu vực Hành cung Tịnh Viêm mới bị triệt hạ trong cao trào “Tiêu thổ kháng chiến chống Pháp”.

Kiến trúc chính của Hành cung Tịnh Viêm là một ngôi nhà rường ba gian hai chái, dựng trên một đồi cát hướng ra vịnh Lăng Cô. Đoạn giữa dãy hành lang phía trước xây lồi ra một khoảng rộng được xem như cái “Đài Vọng Hải” dành cho Hoàng gia ngồi ngắm biển. Vị trí đồi cát nằm phía sau tấm bia Hành cung Tịnh Viêm thuộc làng An Cư Đông ngày nay. Các vị bô lão ở Lăng Cô từng kể cho con cháu nghe ngày xưa vua Khải Định và sau đó là vua Bảo Đại hay về nghỉ mát ở Lăng Cô, họ thường ra câu cá ở đầm An Cư. Các vua không dùng nước ở các giếng trong Làng Chài. Giếng nước dành cho vua – “Giếng ngự”, ở mãi dưới chân đèo Hải Vân phía bên kia đầm An Cư (nay vẫn còn). Hằng ngày, những người phục vụ vua phải chèo đò sang bên ấy chở nước về cho Hoàng gia dùng.

(Hành cung Tịnh Viêm)

Muốn dựng lại Hành cung Tịnh Viêm để khai thác du lịch còn nhiều việc phải bàn. Tuy thế cho đến nay, so với Biệt thự Bảo Đại ở Đồ Sơn, Cung Nam Phương ở Đà Lạt, Biệt điện của Bảo Đại ở Buôn Ma Thuột… không có nơi nào được chủ nhân của nó chọn và đánh giá cao về mặt du lịch như Hành cung Tịnh Viêm ở Lăng Cô, không có nơi nào thuận lợi để tổ chức thành một bảo tàng về các vua cuối triều Nguyễn “đi du lịch” bằng Hành cung Tịnh Viêm ở Lăng Cô.

Tin chọn lọc khác
Căn cứ địa ba anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa
08.04.2020 3771
Ba anh em Tây Sơn mà chói sáng nhất là Quang Trung Nguyễn Huệ đã có những kỳ tích trong lịch sử. Ít ai biết rằng căn nguyên của các chiến công đó lại xuất phát từ đây.
Chuyện lạ: Vua Minh Mạng bị chặn đường trách cứ
06.04.2020 2907
Minh Mạng là vị vua có nhiều đóng góp và để lại dấu ấn lớn bậc nhất của triều Nguyễn. Và giai thoại dưới đây là một trong những ví dụ lớn về cách trị quốc an dân của ông.
Nghĩa đồng bào và bản sắc dân tộc thời đại Hùng Vương
02.04.2020 2804
"Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Mỗi con dân đất Việt đều tự hào khi cả nước có chung một ngày giỗ Tổ, thờ một vị tổ chung, điều mà hầu như không nước nào có được.
Dấu mốc vĩ đại của Việt Nam và những công trình hiển hách vang danh nghìn năm
01.04.2020 2549
Trải 216 năm (1009-1225) hiện diện trong lịch sử nước Việt, nhà Hậu Lý đã có nhiều đóng góp cho sự hưng thịnh của quốc gia Đại Việt trên nhiều phương diện. Đến hôm nay, trải qua gần 800 năm, hậu thế nhìn lại tiền nhân, vẫn thấy ánh sáng thành tựu của vương triều đất Cổ Pháp soi lại đời sau.
Cung điện mùa hè được xây dựng dưới triều nhà Nguyễn ít người biết đến
26.02.2020 3706
Ít người biết trước thời điểm Lăng Cô được công nhận là một trong những “vịnh đẹp nhất thế giới” (2009) đến 93 năm (tức năm 1916), vua Khải Định đã phát hiện được những giá trị về cảnh quan và khí hậu tuyệt vời của Lăng Cô và cho xây dựng một cung điện mùa hè tại đây.
Lăng Tự Đức – Kiến trúc độc đáo bậc nhất dưới triều nhà Nguyễn
03.02.2020 3269
Lăng Tự Đức nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh cũ, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng thờ vua Tự Đức, đời vua thứ 4 của triều nhà Nguyễn. Ông trị vì 36 năm, từ 1847-1883. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Quân đội Chiêm Thành từng chiếm thành Thăng Long nhưng kết quả vẫn đại bại trong tay nhà Trần.
11.01.2020 3729
Dưới thời nhà Trần, Chiêm Thành từng phải thần phục và cống nạp cho Đại Việt. Thế nhưng khi vua Chiêm là Chế Bồng Nga lên ngôi, nhà Trần bắt đầu suy yếu, Chế Bồng Nga nhiều lần đưa quân tiến đánh khiến nhà Trần phải thảm bại tháo chạy khỏi thành Thăng Long. Các sử sách còn mô tả rằng quân Chiêm vào Thăng Long như chỗ không người, vua tôi nhà Trần đều sợ quân Chiêm.
Trống đồng Đông Sơn - đỉnh cao văn minh thời đại Hùng Vương
11.01.2020 3277
Trống đồng Đông Sơn không chỉ là vật linh mà còn là biểu tượng tập trung nhất của những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của nhà nước Văn Lang.
Đôi nét về ngôi chùa nổi tiếng và lâu đời nhất Thăng Long - Hà Nội
31.10.2019 3108
Chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất khi có lịch sử lên đến 1500 năm. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và sự thanh tịnh của Hồ Tây. 
Lịch sử Việt Nam: toàn cảnh về xã hội thời các vua Hùng
31.10.2019 4637
Kinh tế, cư trú, trang phục, đồ trang sức, ẩm thực, văn hóa, tín ngưỡng... thời các vua Hùng.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất