Những nữ doanh nhân thành đạt nhất trên thương trường Việt Nam

Những nữ doanh nhân thành đạt nhất trên thương trường Việt Nam
03.03.2020 2303

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội, từng học tập tại Nga. Ít ai biết rằng nữ tỷ phú quyền lực này không chỉ tốt nghiệp 2 trường đại học với chuyên ngành tài chính, tín dụng, ngân hàng; kinh tế mà còn từng học về nghệ thuật hiện đại. Bà Thảo cũng lấy bằng tiến sĩ kinh tế vào năm 27 tuổi.

Trở về Việt Nam từ Nga, bà Thảo góp vốn thành lập Techcombank và sau đó là VIB - 2 trong số những ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Tới năm 2008, bà đầu tư vào HDBank và trở thành Phó chủ tịch thường trực HĐQT ngân hàng này cho tới nay.

Đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng từ những ngày sơ khai, ngoài ra còn kinh doanh bất động sản, thế nhưng nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lại được biết đến nhiều với tư cách CEO Vietjet Air.

Năm 2018 là năm vị nữ tỷ phú USD của Việt Nam nhận được nhiều sự công nhận từ quốc tế. Bà Thảo được xướng tên trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2018 (xếp ở vị trí thứ 44) của tạp chí Forbes, đồng thời lọt nhóm 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu năm 2018 của hãng tin Bloomberg.

"Là doanh nghiệp năm nay vận hành hơn 80 tàu bay nhưng toàn bộ cơ sở hạ tầng sân bay, dịch vụ cung ứng khác như nhà ga, sân bay, chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào cái hệ thống gần như độc quyền của nhà nước từ nhiều năm nay. Chúng tôi nói đùa là tư nhân chúng tôi không tấc đất cắm dùi tại các sân bay mặc dù chúng tôi hoàn toàn có năng lực đầu tư khẩn trương, chất lượng, hiệu quả và không dùng một đồng vốn ngân sách", CEO của Vietjet nói tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 tổ chức hồi giữa tháng 1.

(Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo)

Năm 2018 cũng là một năm thành công của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khi cả Vietjet và HDBank đều ghi nhận kết quả kinh doanh rất ấn tượng.

Với Vietjet, hãng hàng không này đạt tổng doanh thu đạt 52.400 tỷ đồng trong năm qua, tăng 24% so với năm trước và đạt 103% so với kế hoạch. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 5.830 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước.

HDBank thậm chí còn gây ấn tượng hơn với mức tăng lợi nhuận trước thuế lên đến 66%, đạt 4.005 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG

Bà Nguyễn Thị Nga sinh ngày 17/8/1955 tại Hà Nội, từng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á.

Trên thị trường tài chính - ngân hàng, bà Nga thường được gọi với cái tên thân mật là Madam Nga.

(Người phụ nữ quyền lực nhất châu Á Nguyễn Thị Nga)

Trong danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2015, Forbes cũng đã xếp bà Nguyễn Thị Nga ở vị trí thứ 5. Miêu tả về bà Nga, Forbes viết: “Bà Nguyễn Thị Nga được biết đến như một trong những chủ doanh nghiệp tư nhân kỳ cựu có vị thế hàng đầu tại Hà Nội, với bề dày kinh doanh trên thương trường bắt đầu từ những năm đầu thập niên 1980. Gia sản của bà Nga và gia đình tập trung vào bất động sản, du lịch, ngân hàng và kinh doanh thương mại”.

Bà Nga đã tạo dựng được một cơ nghiệp đồ sộ khi sở hữu tập đoàn đa ngành BRG, nắm giữ nhiều tại sản lớn như SeABank, 2 khách sạn do Hilton quản lý tại Hà Nội, 3 sân golf đi kèm với những khu nghỉ dưỡng, đồng thời là cổ đông chủ chốt tại Intimex Hà Nội, doanh nghiệp Nhà nước có khối bất động sản giá trị cao.

Ngoài vị trí quan trọng tại SeABank, bà Nga còn là Chủ tịch của Intimex Việt Nam, Chủ tịch tập đoàn BRG, Chủ tịch HĐQT Hapro, Chủ tịch Công ty TNHH Khách sạn Nhà hát và Phó chủ tịch Công ty Cổ phần Du lịch dịch vụ Hà Nội.

Vào hồi tháng 5/2018, bà Nguyễn Thị Nga chính thức rời "ghế" chủ tịch HĐQT của SeABank mà bà đã giữ suốt 11 năm qua để giữ vị trí Phó chủ tịch thường trực.. Việc rời khỏi vị trí chủ tịch ngân hàng là tuân theo Luật tổ chức tín dụng mới, có hiệu lực từ ngày 15/1/2018.

Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk

“Nữ tướng” ngành dược Phạm Thị Việt Nga nói về bà Mai Kiều Liên “quá bình dân dù bà đứng ở tầm cao”. “Bình dân từ cách nói chuyện, có sao nói vậy, nói những gì suy nghĩ từ tận đáy lòng, không dùng những từ hoa mĩ, bóng bẩy. Bình dân cả trong cách đối nhân xử thế với người đối diện”, bà Nga nói.

“Chị Liên là người phụ nữ thông minh, đôn hậu, chân thực nhưng quyết liệt, sáng tạo. Tôi nhớ các lần họp Trung ương khóa VIII, chị đều có những phát biểu sâu sắc, giúp Trung ương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII nhận xét.

(“Nữ hoàng” ngành sữa Mai Kiều Liên)

Bà Mai Kiều Liên sinh ngày 1/9/1953 tại Paris, Pháp trong một gia đình trí thức người Việt, cha mẹ bà đều là bác sĩ. Quê nội của bà ở Vị Thanh, trước thuộc Cần Thơ, nay thuộc Hậu Giang. Năm 1957, gia đình bà quyết định trở về Việt Nam cống hiến, không lâu sau khi Hiệp định Genève được ký kết.

Bà Mai Kiều Liên học tại trường Trưng Vương - Hà Nội, vào những năm chiến tranh khốc liệt phải sơ tán về nông thôn, học giữa bãi sông Hồng. Sau khi tốt nghiệp cấp III, bà sang Liên Xô học khoa chế biến sữa và thịt tại Mat-xcơ-va.

Trở về nước, bà Mai Kiều Liên được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) năm 31 tuổi. Bà cũng là người tiên phong trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), sớm đưa Vinamilk trở thành DNNN đầu tiên cổ phần hóa với chiến lược phát triển đầy trí tuệ, kết hợp hài hòa giữa đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại song song với đào tạo nguồn nhân lực cùng mô hình điều hành, quản lý theo tiêu chuẩn cao nhất của thế giới.

Năm 2018, Vinamilk đạt lợi nhuận trước thuế 12.039 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10.198 tỷ đồng.

“Nữ hoàng” ngành sữa này vẫn đang liên tục bổ sung thêm các sản phẩm sữa và ngoài sữa vào danh mục sản phẩm hiện đã rất đa dạng, trong đó đáng chú ý là sản phẩm sữa Organic và sản phẩm sữa A2.

“Ở đỉnh cao của sự phát triển, con người lại quay về với thiên nhiên”, bà Mai Kiều Liên nói về lý do Vinamilk đầu tư làm sữa Organic. Sau trang trại organic Đà Lạt, Vinamilk đang liên tục mở rộng vùng nuôi bò organic với các trang trại ở Thanh Hóa và Cần Thơ.

Chủ tịch PNJ Cao Thị Ngọc Dung

Bà Cao Thị Ngọc Dung sinh năm 1957 tại Quảng Ngãi, trong một gia đình khá giả. Bà và ông Trần Phương Bình có 3 người con gái, đều du học tại Mỹ.

(Bà Cao Thị Ngọc Dung, người phụ nữ quyền lực bậc nhất ngành kim hoàn Việt Nam)

Bà hiện đang nắm giữ vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). "Chiếc ghế nóng" này đã được bà nắm giữ tròn 10 năm (từ năm 2004 đến nay).

Ngoài ra, bà còn đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo, quản lý ở những doanh nghiệp khác mà PNJ là cổ đông lớn như Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á – chức vụ này, bà nắm giữ với “thâm niên” còn lâu hơn cả tại PNJ.

Trước đấy bà còn đảm nhiệm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Á, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Năng lượng Đại Việt… và nhiều vị trí ở những công ty khác nhau.

Ít người biết rằng, “đế chế trang sức” PNJ từng cán mốc doanh thu 10.000 tỷ vào năm 2009, tiếp tục tăng lên gần 14.000 tỷ vào năm 2010 và cán mốc 18.000 tỷ vào năm 2011.

Năm 2017, PNJ mới trở lại mốc “doanh thu vạn tỷ” với 11.049 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận đã gấp 3,3 lần năm 2009, gấp 3,4 lần năm 2010 và gấp 2,9 lần năm 2011. Hay theo cách tính toán khác, lợi nhuận năm 2017 của PNJ cao hơn lợi nhuận của cả năm 2009, năm 2010 và năm 2011 cộng lại.

Thành quả ấy gắn liền với sóng gió cuộc đời và nỗ lực thay đổi PNJ của một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á - bà Cao Thị Ngọc Dung.

Hiện, thị phần PNJ đang bỏ xa các thương hiệu cùng ngành với hệ thống phân phối gần 300 cửa hàng ở khắp 48 tỉnh, thành trong cả nước. Trang sức PNJ cũng được xuất khẩu sang 13 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tham vọng lớn nhất của “nữ tướng” Cao Thị Ngọc Dung là đưa PNJ trở thành một tập đoàn bán lẻ trang sức hàng đầu trong khu vực.

Bà Trần Thị Lệ, Tổng giám đốc NutiFood

Bà Trần Thị Lệ tốt nghiệp Đại học Y (Tây Nguyên) rồi vào TP. HCM làm trợ lý Giám đốc Điều hành của cơ sở thực phẩm Đồng Tâm. Đến năm 2000, cơ sở này phát triển thành Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (NutiFood) và bà được cất nhắc lên làm Giám đốc.

Năm 2007, khi đang là một ngôi sao trên thị trường sữa Việt Nam, NutiFood nuôi một tham vọng lớn hơn. Hãng này nổi lên nhờ hiệu quả từ sản phẩm sữa đặc trị và việc quảng cáo truyền miệng của các mẹ "bỉm sữa".

Thế nhưng, việc mở rộng đầu tư rơi vào đúng thời điểm giá nguyên liệu đầu vào của ngành sữa tăng vọt. Cộng với đó là sự thất bại của việc giới thiệu các sản phẩm mới vào đúng lúc nền kinh tế rơi vào khủng hoảng đã đẩy NutiFood rơi vào cảnh thua lỗ.

Chỉ sau 1 năm, theo yêu cầu của HĐQT, bà Trần Thị Lệ quay trở lại với vai trò Tổng giám đốc điều hành và NutiFood bắt đầu có lãi năm 2009, nhưng vẫn chưa bù đắp được khoản lỗ luỹ kế trong nhiều năm sau.

(Tổng giám đốc NutiFood Trần Thị Lệ)

Đến năm 2011, các cổ đông lớn dần dần thoái vốn, ông Trần Thanh Hải (chồng bà Lệ - lúc đó vẫn là Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư Đất Thắng) mua lại phần vốn góp, trở thành Chủ tịch HĐQT NutiFood.

Vào tháng 10/2013, NutiFood bắt tay với Bầu Đức trong lĩnh vực bóng đá, với trị giá hợp tác trên 20 tỷ đồng, nhằm quảng bá thương hiệu NutiFood giai đoạn 2013-2017, đưa hình ảnh thương hiệu xuất hiện trong các hoạt động của HAGL và sử dụng hình ảnh của câu lạc bộ HAGL Arsenal JMG phục vụ quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Cuối tháng 12/2015, NutiFood đã đặt bút ký vào bản hợp đồng có giá trị 15 tỷ đồng/năm và kéo dài cho đến 3 năm với HAGL, tuy nhiên NutiFood đã ngừng tài trợ cho HAGL trong 2 năm còn lại.

Năm 2014, ông Hải cùng Bầu Đức làm dự án nuôi bò, xây dựng nhà máy sữa tại Khu công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku, Gia Lai) tổng kinh phí cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng. Trong đó HAGL đầu tư 6.300 tỷ với số lượng 120 nghìn con còn NutiFood đầu tư xây dựng nhà máy sữa tươi tại Gia Lai với kinh phí 5.000 tỷ, công suất 500 triệu lít sữa/năm, bao tiêu toàn bộ lượng sữa từ trang trại HAGL.

Ngày 18/1/2018, sau 18 năm thành lập, NutiFood trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu được sản phẩm sữa bột pha sẵn Pedia Plus sang thị trường Mỹ (nơi kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhất thế giới) với đơn vị phân phối là Delori. Theo kế hoạch, doanh thu xuất khẩu năm đầu tiên của NutiFood vào thị trường Mỹ khoảng 20 triệu USD.

Từ thị trường đầu tiên là bang California, NutiFood và Delori có kế hoạch đưa sữa bột đặc trị này vào hệ thống siêu thị Walmart và 99 Cent trên toàn nước Mỹ và Nam Mỹ. 

Tin chọn lọc khác
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa bạn có biết?
13.04.2020 18509
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa là những ai, những giá trị tiêu biểu để lại là gì? Qua bài viết này Tieplua.net sẽ giới thiệu để bạn hiểu rõ hơn nhé.
Lại Thị Thu Thủy - Tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập
13.04.2020
Nếu ai đó có dịp đến thăm nhà Thủy sẽ không khỏi xúc động khi thấy em không có lấy một góc học tập nhỏ cho riêng mình. Chỗ ngồi học của em chính là bàn uống nước và tiếp khách nơi sinh hoạt của cả gia đình…
Tấm gương Đoàn Phạm Khiêm - Chàng thủ khoa câm điếc mê vẽ tranh
13.04.2020 4473
Từng là người câm điếc đầu tiên của Việt Nam đậu đại học chính quy với số điểm cao nhất (29,5 điểm) của khoa Hội họa, ĐH Mỹ thuật TP HCM, Đoàn Phạm Khiêm mê vẽ tranh từ nhỏ và luôn đạt kết quả cao ở môn học này.
Linh Chi - Cô bé không tay không chân nhận học bổng đặc biệt
13.04.2020 3427
Hai suất học bổng đặc biệt của chương trình “VNPT - Kết nối những ước mơ” đã trao đến em Nguyễn Linh Chi - cô bé 8 tuổi bị dị tật bẩm sinh không có chân tay và người em trai Nguyễn Đình Dũng - những tấm gương tiêu biểu về nghị lực sống và tinh thần hiếu học.
Nguyễn Sơn Lâm: khát vọng vượt đỉnh cao hơn Fansipan
13.04.2020 3090
Chàng trai cao chưa đến 90 cm chinh phục Fansipan, lập công ty riêng, tự tin diễn thuyết trước đám đông, truyền sinh lực và niềm tin cho hàng ngàn người.
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”
13.04.2020 3859
Với những đóng góp thiết thực cho người khuyết tật và một tinh thần không khuất phục trước khó khăn, khát vọng vươn lên trong cuộc sống, hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”.
Nick Vujicic - từ tuyệt vọng đến ý nghĩa cuộc đời
13.04.2020 3276
Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với vô vàn vất vả ở trường lớp, thường xuyên tuyệt vọng và cô đơn. Nick luôn tự hỏi vì sao mình lại khác tất cả bọn trẻ. Nick tự hỏi về mục đích sống, liệu cuộc sống của mình có ý nghĩa gì hay không.
4 danh nhân kiệt xuất của Việt Nam được UNESCO vinh danh
13.04.2020 2138
Khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 206 tại Paris, Pháp, ngày 16-4-2019, đã thông qua danh sách các hồ sơ để đề nghị Đại hội đồng UNESCO ra nghị quyết cùng kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất. Theo đó, hồ sơ kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An đã được thông qua cùng 48 hồ sơ khác từ 71 hồ sơ do 41 quốc gia đề cử. Như vậy, Việt Nam có bốn danh nhân kiệt xuất được UNESCO vinh danh. UNESCO đã từng vinh danh các danh nhân kiệt xuất của Việt Nam trước đây nhân các dịp kỷ niệm: 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980), 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) và 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (2015).
Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri nổi tiếng sử Việt
13.04.2020 2126
Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên "to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi". 
9 người thầy giáo “đặc biệt” ở Việt Nam
13.04.2020 2858
Thầy cô – những người dạy ta cách đọc, viết, cách sống và làm người. Họ đem lại cho chúng ta tri thức, góp nhặt sự tươi đẹp cho cuộc sống. Hãy cùng tri ân đến 9 người thầy "đặc biệt" tại Việt Nam.
10 nhà khoa học nổi tiếng trong lịch sử
13.04.2020 21633
Các nhà khoa học là những người rất quan trọng đối với nhân loại. Nhờ có những phát minh, công trình nghiên cứu của học mà thế giới mới phát triển như ngày nay. Không phải nghiên cứu nào cũng đạt được thành quả ngay lập tức mà cần trải qua một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hy sinh và thời gian để ghi nhận. Để so sánh giữa những nhà khoa học và các công trình với nhanh cũng là một điều khó. Tuy nhiên, trong bài viết này, xin đưa ra 1 danh sách 10 nhà khoa học vĩ đại nhất dựa theo xếp hạng của World Top. Có lẽ rằng khó mà có thể phân định ai hơn ai nhưng tất cả họ đều là những nhà khoa học nổi tiếng trong thời kì/lĩnh vực của họ.
Tấm gương hiếu học: Từ ăn mày trở thành tiến sĩ nước Đại Việt
13.04.2020 2429
Từ xưa người Việt vẫn không khỏi tự hào về biết bao con người làm nên ‘bảng vàng chữ nghĩa’. Nhưng chuyện từ một kẻ ăn mày mà trở thành tiến sỹ thì thật ít ai ngờ! Không chỉ là hình tượng văn chương lịch sử, đó còn là chuyện đời có thật của những vị tiến sỹ Việt rất đáng khâm phục và ngợi ca.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông - người hết lòng gìn giữ điệu hát then cổ
13.04.2020 1926
Với hơn 50 năm miệt mài gìn giữ điệu hát Then cổ - di sản văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày, Nùng, bà không chỉ tiếp thu những làn điệu Then mà còn lan tỏa niềm đam mê bằng cách truyền dạy lại cho nhiều thế hệ học trò nhằm gìn giữ câu then cho muôn đời sau. Bà là Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông, sinh năm 1948, tại khu II, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
GS Hà Văn Tấn - thần tượng của nhiều thế hệ học trò
13.04.2020 1947
Là nhà sử học, khảo cổ học, GS Hà Văn Tấn được học trò khâm phục bởi ông có kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và cách tư duy hiện đại. "Nếu như GS Lê được biết đến như người thầy mẫu mực, ghi chép lời thầy giảng sẽ được một bài viết dùng từ chuẩn xác, chặt chẽ, thì thầy Tấn lại rất uyên bác, biết nhiều ngoại ngữ. Có cảm giác mình hỏi cái gì thầy cũng biết. Còn thầy Vượng có rất nhiều ý tưởng hay, mới, gần với quần chúng nên được hâm mộ. Thầy Lâm thì mực thước", GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nói.
Triết gia Ấn Độ thế kỷ XX - Jiddu Krishnamurti - Thoát khỏi định kiến để có được sự tự do tuyệt đối
13.04.2020 2444
Tự do đầu tiên và cuối cùng tập hợp 20 bài nói chuyện và 38 lời giải đáp thắc mắc về nhiều chủ đề của triết gia Ấn Độ thế kỷ XX - Jiddu Krishnamurti (1895-1986). Đây cũng là một trong những tựa sách đầu tiên đưa tên tuổi Krishnamurti trở thành một triết gia có ảnh hưởng lớn đối với thế giới.
The Rock: Từ quá khứ bị xa lánh đến siêu sao tỉ đô của đỉnh cao Hollywood
07.03.2020 2465
Ở tuổi 48, Dwayne Johnson có sự nghiệp đấu vật lẫy lừng, gia tài điện ảnh đồ sộ, mức thu nhập trong mơ và tổ ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để sở hữu cuộc sống như hiện tại, anh đã trải qua những gì…
Stephen Hawking: Thiên tài xe lăn thay đổi cả nền thiên văn học thế giới
06.03.2020 2355
Mắc chứng thoái hóa thần kinh vận động từ năm 21 tuổi, Stephen Hawking đã vượt lên bệnh tật, trở thành nhà khoa học đáng kính với những đóng góp thay đổi nền khoa học hiện đại. Sống phần lớn cuộc đời trong cảnh tật nguyền vì căn bệnh thoái hóa thần kinh hiếm gặp, nhà vật lý Stephen Hawking vẫn để lại cho nhân loại những khám phá vĩ đại và những công trình có tính lan tỏa, làm thay đổi thế giới.
Những nữ doanh nhân thành đạt nhất trên thương trường Việt Nam
03.03.2020 2304
Bản lĩnh, đầy quyết tâm, nhiều nữ doanh nhân đã tự đứng trên đôi chân của mình, chèo lái các công ty, tập đoàn lớn với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam và ghi danh mình trên bản đồ thế giới.
Tổng thống Nelson Mandela và con đường trở thành huyền thoại thế giới
02.03.2020 2331
Ngày 18-7 hằng năm được Liên hợp quốc chọn làm Ngày Quốc tế Nelson Mandela. Đây là lần đầu tiên Liên hợp quốc dành riêng một ngày để tôn vinh một cá nhân, ghi nhận sự đóng góp của một nhà lãnh đạo đã trở thành huyền thoại vì sự đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tự do, bình đẳng của con người và nền hòa bình của dân tộc.
'Thần Siêu' - người xây tháp bút viết lên trời xanh
23.02.2020 2661
Hơn một thế kỷ trôi qua, những câu chuyện về “Thần Siêu” vẫn còn được nhân dân truyền tụng. Ông là người cho xây tháp đá hình ngọn bút lông hướng lên trời bên đền Ngọc Sơn, Hà Nội.
Mạc Đĩnh Chi và câu chuyện trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên
20.02.2020 6569
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông. Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với văn tài của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài.
Marie Curie thiên tài khoa học trong lịch sử thế giới
15.12.2019 2435
Sở hữu trí thông minh hơn người từ khi còn nhỏ, song chính niềm say mê học tập, cách thức ghi nhớ và học hỏi kiến thức độc đáo đã giúp Marie Curie trở thành nhà khoa học nữ kiệt xuất trong lịch sử.
Những bậc danh nhân kì tài trong lịch sử Việt Nam
12.12.2019 11364
Từ xa xưa, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta dù có nghèo khó cũng cố gắng để cho con đi học lấy chữ thành người và cũng có biết bao nhiêu tấm gương vượt nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Họ trở thành những vị trạng nguyên xuất sắc nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới đây là những bậc trạng nguyên nổi tiếng nước ta:
Tin xem nhiều
Tin mới nhất