Thời kỳ Hồng Bàng và các đặc điểm hình thái xã hội

Thời kỳ Hồng Bàng và các đặc điểm hình thái xã hội
25.12.2020 3655
Hồng Bàng thị hay Thời đại Hồng Bàng là một giai đoạn lịch sử thuộc thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Thời đại này dựa nhiều trên các truyền thuyết, truyện kể ở những tác phẩm như Lĩnh Nam chích quái và được hợp thức hóa trở thành một giai đoạn lịch sử qua Đại Việt sử ký toàn thư - cuốn sử thư đã đưa Hồng Bàng thị làm Kỷ đầu tiên. Nhưng thực hư về thời kỳ này có đúng như trong những câu truyện cổ tích hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử hình thành và một số hình thái đặc điểm của thời kỳ náy nhé!

1. Truyền thuyết về sự hình thành

Thời kỳ Hồng Bàng (2879 TCN – 208 TCN) theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại của Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Lãnh thổ của quốc gia dưới thời Kinh Dương Vương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa Hạ từ phương Bắc.


Hình ảnh minh học nhà nước Văn Lang. Nguồn: lichsucogihay

Tục truyền: Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.

Theo thuyết này, người ta cho rằng từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỉ được chia ra thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, dù điều này không có ghi chép lịch sử xác nhận.

2. Hình thái và một số đặc điểm xã hội

Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù… những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương.

Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết, tuy vậy có thể tạm chấp nhận để giải thích về nguồn gốc dân tộc Việt. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng (300 TCN trở lại), thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hoá Đông Sơn).

Ngoài triều đình có các hàng quan lại, ở địa phương còn có quan võ gọi là Lạc tướng, quan văn là Lạc hầu, đều có thái ấp riêng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ)

Sinh hoạt về vật chất còn thô sơ, có những tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, theo chế độ mẫu hệ, tôn thờ các sức mạnh thiên nhiên như Thần núi, Thần sông, Thần gió… Trên bề mặt trống đồng Đông Sơn còn thể hiện các phong tục lễ hội của người Việt cổ thời ấy, thường được miêu tả trong trang phục của chim Lạc.

3. Một số truyền thuyết đã được ra đời

Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy gợi ý, về chính trị, các vua Hùng đã có thể công khai tổ chức các cuộc thi để tìm người kế vị; về nông nghiệp, người Việt thời này đã phát triển trồng lúa nước (có thể bao gồm cả lúa nếp) và chăn nuôi (có thể bao gồm lợn/heo, …); về triết học, bánh chưng và bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm vũ trụ gồm có mặt đất hình vuông màu xanh lá cây và bầu trời hình tròn màu trắng.


Hình ảnh minh hoạ truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy. Nguồn: Internet

Truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh thể hiện phần nào thiên tai chủ yếu mà người Việt cổ phải chống chọi có thể là thuỷ tai. Nó cũng cho thấy các sức mạnh thiên nhiên, hay những nhân vật quan trọng giúp người dân chống trọi với thiên nhiên được thần tượng hoá (Sơn Tinh, Thủy Tinh). Các vị thần này vẫn có thể có quan hệ hôn nhân với các công chúa của vua Hùng, vốn là những người bình thường. Thông lệ cống nạp sản vật quý hiếm như là một thước đo cho giá trị đã thịnh hành vào thời các vua Hùng, theo lời kể của truyền thuyết này.

Các truyền thuyết khác như Phù Đổng Thiên Vương miêu tả một cuộc xâm lấn của giặc Ân vào thời Hùng Vương thứ 6, Mai An Tiêm miêu tả sự khai phá vùng đất phía nam (Thanh Hoá) với giống hoa quả mới (dưa hấu), sự tích trầu cau giải thích về phong tục ăn trầu …

Qua truyền thuyết bánh chưng bánh giầy có thể thấy Hùng Vương truyền ngôi bằng cách thi tuyển lựa công khai (dân chủ Công xã nguyên thuỷ) còn truyền thuyết Thánh Gióng có thể thấy người Lạc Việt đã dùng ưu thế đồ sắt để đánh bại quân xâm lược…

Kết luận:

Đến đời Hùng Vương thứ 18, Thục Phán ở phía đông bắc Văn Lang sang đánh. Thục Phán lúc đó là vua của tộc người Âu Lạc ở vùng Đông Bắc VN bi giờ. Hùng Vương thua nhảy xuống sông tự tử năm 258 TCN, kết thúc thời kỳ Hồng Bàng. Ngày nay ở vùng cao nguyên Đà Lạt, vẫn còn một tộc người thiểu số tự xưng là con cháu loài chim Lạc, có thể giả định là di dân của các bộ lạc Lạc việt cổ sau nhiều thời kỳ chiến tranh loạn lạc.

Bài viết được tham khảo từ wikipedia
Tin chọn lọc khác
Tìm hiểu nền Văn hoá Phùng Nguyên
04.01.2021 5339
Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ (nay là xã Phùng Nguyên), huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. 
Tìm hiểu nền Văn hoá Đồng Đậu
04.01.2021 4496
Văn hóa Đồng Đậu là nền văn hóa tiếp nối văn hóa Phùng Nguyên. Văn hóa Đồng Đậu thuộc xã Minh Tân- huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, được các cán bộ văn hóa của tỉnh phát hiện năm 1962. Qua 6 lần khai quật đã phát hiện hàng vạn hiện vật đồ đá, đồ đồng, gốm, xương sừng… Nền văn hóa này có niên đại mở đầu vào khoảng thế kỷ XV- XIV trước công nguyên và chấm dứt thế kỷ X-IX trước công nguyên.
Bắc Sơn – nền văn hóa tiêu biểu nối tiếp văn hóa Hòa Bình
04.01.2021 4107
Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn), nơi đầu tiên phát hiện những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Bắc Sơn.
Văn hóa biển Hoa Lộc và mối liên hệ với các văn hóa biển Việt Nam
04.01.2021 2675
Việt Nam là một trong những quốc gia lập quốc sớm bên Biển Đông. Sự hình thành, phát triển, mối quan hệ và tính thống nhất của các văn hóa cổ trên vùng biển, đảo với các nền văn hóa vùng ven biển với vùng trung du, đồng bằng châu thổ đã góp phần vào quá trình tạo dựng văn minh dân tộc và sự đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam. Cùng với châu thổ sông Hồng, nơi quê hương của buổi đầu lịch sử dân tộc, châu thổ sông Mã với văn hóa Hoa Lộc, văn hóa Đông Sơn đã góp phần quan trọng vào quá trình tạo dựng văn hóa, kiến tạo văn minh, hình thành nhà nước Văn Lang.
Văn hoá Cái Bèo và Văn hoá Hạ Long
04.01.2021 3455
Nếu như Văn hóa Hòa Bình được xem là một trong những trung tâm phát minh nông nghiệp sớm nhất thế giới thì Văn hóa Cái Bèo và Hạ Long ở cuối giai đoạn hậu kỳ đồ đá mới ghi nhận nền kinh tế dựa vào biển rõ rệt nhất của người Việt cổ. Họ đã biết chế tạo thuyền đi biển, chế tác đồ trang sức từ vỏ nhuyễn thể làm hàng hóa giao lưu.
Văn hoá Soi Nhụ - Văn hoá biển tiền sử Việt Nam
06.01.2021 5131
Nền văn hóa Soi Nhụ đánh dấu sự tiếp xúc khá phổ biến của cư dân Việt cổ với nền kinh tế biển, tạo dựng được phương thức sống phức hợp theo định hướng khai thác biển.
Tìm hiểu về nền văn hóa Đông Sơn
20.01.2021 3758
90 năm phát hiện và nghiên cứu, các nhà khoa học đều cho rằng văn hóa Đông Sơn có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa này là cơ sở vật chất cho việc hình thành nhà nước đầu tiên Văn Lang - Âu Lạc, nhà nước đầu tiên thời đại các Vua Hùng, và là nền tảng cho sự hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ, cũng như văn minh Đại Việt sau này.
Văn hóa Hòa Bình- cái nôi nền nông nghiệp người Việt cổ
04.01.2021 2899
Nền văn hóa Hòa Bình (12.000-10.000 TCN) với đặc trưng kỹ thuật ghè đẽo trên khắp chu vi hoàn cuội mở đầu cho thời đại đồ đá mới. Đặc biệt tại Hòa Bình, người ta đã tìm thấy những dấu tích của nền nông nghiệp người Việt cổ.
Nét văn hoá cổ nhất ở Việt Nam - Văn hóa Tràng An
29.12.2020 3941
Văn hóa Tràng An là một trong những nền văn hóa cổ nhất ở Việt Nam, hình thành từ thời kỳ đồ đá cũ khoảng 25 Ka BP (Kilo annum before present, ngàn năm trước). Tràng An là tên một địa điểm ở Ninh Bình, nơi đầu tiên tìm ra những di chỉ của nền văn hóa này. Đến nay đã có khoảng 30 địa điểm thuộc nền văn hóa Tràng An đã được phát hiện, kết quả nhiều cuộc nghiên cứu của các chuyên gia khảo cổ học cho thấy dấu ấn của người tiền sử thích nghi với biến cố lớn về môi trường, cảnh quan ít nhất là từ khoảng 25 Ka BP, một số nền văn hóa tiền sử đã tiến hóa liên tục ở khu vực này, từ thời kỳ đồ đá cũ qua thời kỳ đồ đá mới đến thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt như nền văn hóa Tràng An, Hòa Bình và Đa Bút... 
Tìm hiểu nền văn minh lúa nước lâu đời của Việt Nam
25.12.2020 4649
Văn minh lúa nước gắn liền với sự hình thành dân cư và sự phát triển của công cụ lao động. Chính nền văn minh lúa nước là cái nôi để hình thành cộng đồng dân cư định canh và các giá trị văn hóa phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã. Nhưng mọi người liệu đã hiểu rõ về nền văn minh này chưa? Sự ra đời của nó và đặc điểm của nền văn minh này có tác động như thế nào đối với đời sống của nhân dân? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu nền văn hoá Việt Nam thời đại đồ đá
30.12.2020 3815
Thời đại Đồ đá hay Paleolithic là một thời kỳ tiền sử kéo dài mà trong giai đoạn này đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn hoặc một mặt để đập. Thời kỳ này kéo dài khoảng gần 3.4 triệu năm, và kết thúc vào giai đoạn khoảng từ 8700 TCN tới năm 2000 TCN, cùng với sự ra đời của các công cụ bằng kim loại. 
Thời kỳ Hồng Bàng và các đặc điểm hình thái xã hội
25.12.2020 3656
Hồng Bàng thị hay Thời đại Hồng Bàng là một giai đoạn lịch sử thuộc thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Thời đại này dựa nhiều trên các truyền thuyết, truyện kể ở những tác phẩm như Lĩnh Nam chích quái và được hợp thức hóa trở thành một giai đoạn lịch sử qua Đại Việt sử ký toàn thư -  cuốn sử thư đã đưa Hồng Bàng thị làm Kỷ đầu tiên.
Văn hoá Việt Nam thời kỳ Bắc Thuộc
25.12.2020 9185
Trong khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã từng tồn tại ba nền văn hoá: văn hoá của cộng đồng cư dân châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, văn hoá Chăm Pa ở ven biển miền Trung, và văn hoá Óc Eo ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Ba nền văn hoá này có những nét chung do có chung cơ tầng văn hoá Đông Nam Á, nhưng cũng lại có những nét riêng do từng vùng có những đặc điểm và số phận lịch sử khác nhau
Tin xem nhiều
Tin mới nhất