Bắc Sơn – nền văn hóa tiêu biểu nối tiếp văn hóa Hòa Bình
04.01.2021
4834
Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn), nơi đầu tiên phát hiện những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Bắc Sơn.
1. Niên đại và địa bàn phân bố văn hóa Bắc Sơn
Từ khoảng trên dưới 1 vạn năm về trước, chủ nhân các bộ lạc Bắc Sơn đã nối tiếp quá trình phát triển của cư dân văn hóa Hòa Bình. Nhiều hiện vật của văn hóa Bắc Sơn được phát hiện tạo thành lớp trên của văn hóa Hòa Bình trong cùng một di tích cho thấy điều đó.
Tuy ra đời muộn nhưng văn hóa Bắc Sơn có quan hệ gần gũi với văn hóa Hòa Bình và cùng kết thúc thời gian cách ngày nay khoảng 7000 năm.
Cư dân Bắc Sơn sống rải rác trong các hang động, mái đá vùng núi đá vôi gần sông, suối. Thuộc vùng trung, thượng du các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình,… Nhưng chủ yếu ở Lạng Sơn, Thái Nguyên. Tính đến năm 1997, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 50 di chỉ khác nhau thuộc văn hóa Bắc Sơn. Căn cứ vào sự phân bố các di tích, có thể khẳng định, địa bàn cư trú của các bộ lạc người Bắc Sơn đã được mở rộng hơn.
2. Kỹ thuật chế tác công cụ trong văn hóa Bắc Sơn
Cư dân Bắc Sơn sống rải rác trong các hang động, mái đá vùng núi đá vôi gần sông, suối. Thuộc vùng trung, thượng du các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình,… Nhưng chủ yếu ở Lạng Sơn, Thái Nguyên. Tính đến năm 1997, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 50 di chỉ khác nhau thuộc văn hóa Bắc Sơn. Căn cứ vào sự phân bố các di tích, có thể khẳng định, địa bàn cư trú của các bộ lạc người Bắc Sơn đã được mở rộng hơn.
2. Kỹ thuật chế tác công cụ trong văn hóa Bắc Sơn
Cũng giống như người Hòa Bình, cư dân Bắc Sơn sử dụng cuội để chế tác công cụ, song kỹ thuật chế tác đã đạt đến trình độ cao hơn. Họ không chỉ biết ghè, đẽo công cụ mà còn biết mài đá. Trong nhiều hang động thuộc văn hóa Bắc Sơn, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều chiếc rìu bằng đá cuội được mài ở lưỡi, bên cạnh những công cụ được ghè đẽo một mặt kiểu Hòa Bình. Rìu mài lưỡi khá phổ biến trong các di tích văn hóa Bắc Sơn và là công cụ đặc trưng cho nền văn hóa này, các nhà khảo cổ học thường gọi là rìu Bắc Sơn (hay rìu mài lưỡi Bắc Sơn).
Di sản cổ vật văn hoá Bắc Sơn. Ảnh: Cổ vật Việt Nam
Trong kỹ thuật mài, người Bắc Sơn thường chọn những hòn cuội dẹt, dài, đẽo qua loa trên hai cạnh và lưỡi rồi đem mài trên một bàn sa thạch, tạo nên mặt lưỡi phẳng và sắc. Những bàn mài của người Bắc Sơn thường có hình lòng chảo lõm. Cũng có những bàn mài được làm từ phiến đá có những rãnh song song, giữa hai rãnh là phần cong nổi lên. Những chiếc bàn đá mài như vậy đã giúp chủ nhân của văn hóa Bắc Sơn tạo ra được chiếc rìu đá khá sắc bén, với nhiều kiểu dáng khác nhau (như: rìu có vai, rìu có chuôi tra cán, rìu tứ diện được mài cả hai mặt…). Ở di chỉ Đa Bút (Thanh Hóa) người ta đã phát hiện được một số rìu được mài nhẵn toàn bộ hai mặt lưỡi. Rìu mài lưỡi ở Bắc Sơn ra đời cách ngày nay trên dưới 1 vạn năm, có thể xếp vào loại rìu đá mài sớm nhất thế giới. Cũng nhờ có kỹ thuật mài, những chiếc rìu Bắc Sơn sắc hơn rìu Hòa Bình, do đó, năng suất lao động được nâng cao hơn trước[1].
Chủ nhân của văn hóa Bắc Sơn không chỉ có kỹ thuật đá mài trong chế tạo công cụ mà họ còn biết đến kỹ thuật làm đồ gốm. Đặc điểm của đồ gốm Bắc Sơn là có những đồ đựng, đồ nấu có cả miệng loe, đáy tròn. Con người thời bấy giờ đã lấy đất sét nhào với cát để khi nung đồ gốm không bị rạn nứt. Nhìn chung, độ nung gốm thời kỳ này chưa cao, hình dáng đồ gốm còn thô, số lượng đồ gốm còn ít. Có thể nói rằng đồ gốm trong văn hóa Bắc Sơn chưa nhiều, kĩ thuật gốm chưa phát triển. Tuy nhiên, việc xuất hiện đồ gốm trong văn hóa Bắc Sơn đã đánh dấu bước tiến mới về loại hình công cụ trong buổi đầu của thời đại đá mới. Vì vậy, các nhà khảo cổ học thường gọi văn hóa Bắc Sơn là văn hóa đá mới có gốm sơ kì. Việc tạo ra kỹ thuật làm gốm là một trong những dấu hiệu cho thấy văn hóa Bắc Sơn có sự phát triển cao hơn văn hóa Hòa Bình.
3. Trạng thái kinh tế, đời sống xã hội và đời sống tinh thần trong văn hóa Bắc Sơn:
- Về đời sống kinh tế
Kỹ thuật chế tác công cụ của cư dân Bắc Sơn có nhiều tiến bộ so với trước (đặc biệt là kỹ thuật mài). Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân Bắc Sơn chế tạo ra được nhiều loại hình công cụ khác nhau từ đá, tre, gỗ, xương, sừng,… Đó là điều kiện tiên quyết để nâng cao hơn nữa năng suất lao động thời kì này lên một bước.
Ở các di chỉ thuộc văn hóa Bắc Sơn đã tìm thấy nhiều chày đá và bàn nghiền hạt; một số bàn nghiền hạt có dấu hiệu bị lõm ở mặt, có thể đây là những bàn nghiền hạt các loại cây trồng của cư dân thời bấy giờ [2].
Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp vẫn chưa giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế – xã hội của con người Bắc Sơn. Hái lượm, săn bắn vẫn là những hoạt động kinh tế chủ yếu của con người thời kì này. Việc tìm thấy trong các hang động cư trú của người Bắc Sơn (như hang Cườm – Lạng Sơn) những đống vỏ ốc, xương thú chất thành một lớp dày tới 3m là một minh chứng cho điều đó. Tất nhiên, với hoạt động kinh tế khá đa dạng bên cạnh hái lượm, săn bắn còn làm nông nghiệp, đánh bắt cá,… đã khiến nguồn thức ăn của người Bắc Sơn có phần đa dạng hơn trước. Nguồn thức ăn phong phú như vậy cũng là cơ sở để con người bấy giờ sống định cư khá lâu dài ở một địa điểm.
- Về tổ chức xã hội Bắc Sơn
Kỹ thuật chế tác công cụ của cư dân Bắc Sơn có nhiều tiến bộ so với trước (đặc biệt là kỹ thuật mài). Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân Bắc Sơn chế tạo ra được nhiều loại hình công cụ khác nhau từ đá, tre, gỗ, xương, sừng,… Đó là điều kiện tiên quyết để nâng cao hơn nữa năng suất lao động thời kì này lên một bước.
Ở các di chỉ thuộc văn hóa Bắc Sơn đã tìm thấy nhiều chày đá và bàn nghiền hạt; một số bàn nghiền hạt có dấu hiệu bị lõm ở mặt, có thể đây là những bàn nghiền hạt các loại cây trồng của cư dân thời bấy giờ [2].
Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp vẫn chưa giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế – xã hội của con người Bắc Sơn. Hái lượm, săn bắn vẫn là những hoạt động kinh tế chủ yếu của con người thời kì này. Việc tìm thấy trong các hang động cư trú của người Bắc Sơn (như hang Cườm – Lạng Sơn) những đống vỏ ốc, xương thú chất thành một lớp dày tới 3m là một minh chứng cho điều đó. Tất nhiên, với hoạt động kinh tế khá đa dạng bên cạnh hái lượm, săn bắn còn làm nông nghiệp, đánh bắt cá,… đã khiến nguồn thức ăn của người Bắc Sơn có phần đa dạng hơn trước. Nguồn thức ăn phong phú như vậy cũng là cơ sở để con người bấy giờ sống định cư khá lâu dài ở một địa điểm.
- Về tổ chức xã hội Bắc Sơn
Giống như giai đoạn văn hóa Hòa Bình, người Bắc Sơn về cơ bản vẫn chưa vượt ra khỏi tổ chức công xã thị tộc mẫu hệ. Tuy vậy, đời sống tinh thần của cư dân Bắc Sơn lại có bước nâng cao hơn đời sống của người Hoà Bình. Chủ nhân của văn hoá Bắc Sơn đã tạo ra nhiều loại đồ trang sức để làm đẹp cho mình, như các loại đồ trang sức làm bằng đá phiến có lỗ đeo, các chuỗi hạt bằng đất nung hình trụ hay hình thoi ở giữa có xuyên lỗ, các loại vỏ ốc biển, vỏ trai, vỏ trùng trục được mài, có xuyên lỗ làm dây đeo… Ở di chỉ mái đá phố Bình Gia (Lạng Sơn), người ta đã phát hiện 28 vỏ ốc biển có xuyên lỗ – một bằng chứng về đồ trang sức của con người thời kì này.
Trong một số hang động ở Bắc Sơn, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được những mảnh đá phiến nhỏ, trên đó người nguyên thủy đã khắc lên những đường rẻ quạt, đường tròn hay hình vuông, hình chữ nhật gần nhau. Đó là những điều kiện cho thấy những vật bằng đá phiến hoặc đất sét mà ở trên rìa cạnh của chúng có nhiều đường thẳng được vạch song song tạo thành từng nhóm.
Trong cách táng thức, người Bắc Sơn cũng như người Hoà Bình đều có cách chôn người chết khác nhau (như trói chặt người chết, chôn người chết theo tư thế nằm co,…) và thường chôn theo người chết công cụ lao động kèm theo đồ trang sức. Hang làng Cườm (Lạng Sơn) là một khu mộ tập thể cho ta nhiều hiểu biết về cách mai táng của người Bắc Sơn. Có thể, cư dân Bắc Sơn đã có ý niệm rõ ràng về thế giới bên kia – thế giới của người chết và mối quan hệ giữa người sống và người chết (người chết cũng cần sử dụng công cụ lao động và đồ trang sức giống người sống,…).
Tóm lại, văn hóa Bắc Sơn với những đặc điểm của nó đã cho thấy sự liên hệ nối tiếp và phát triển hơn một bước so với văn hóa Hoà Bình: đều sử dụng những viên cuội để chế tác công cụ lao động, đều có nền nông nghiệp sơ khai,… Nhưng văn hóa Bắc Sơn với công cụ phổ biến là rìu mài lưỡi và đồ gốm đã tạo ra những nét đặc trưng riêng so với văn hoá Hoà Bình, tạo nên một nền văn hóa đá mới có gốm ở vùng núi khá độc đáo.
Bài viết được tham khảo từ covatvietnam.info
Tin chọn lọc khác