Tìm hiểu Văn hoá Lê - Mạc
04.01.2021
3954
Văn hóa Lê–Mạc (hoặc được khái quát hóa lên là Thời đại Lê–Mạc hay cụ thể hơn nữa là Thời kỳ chuyển giao Lê–Mạc) là một khái niệm mang tính tổng hợp dùng để chỉ những đặc trưng văn hóa của hai triều đại quân chủ nối tiếp nhau trong lịch sử Việt Nam. Cũng gần giống thời kỳ Lý–Trần (1009–1400) trước đó, nhà Mạc soán ngôi nhà Lê sơ (1527) sau những toan tính chính trị và quân sự đầy khôn ngoan của một viên tướng tài đồng thời là đại thần dưới triều Hậu Lê - Mạc Đăng Dung.
1. Nguyên nhân ra đời của nhà Mạc
Sự ra đời của nhà Mạc được nhiều nhà nghiên cứu ngày nay xem là giải pháp lịch sử tất yếu sau hơn 20 năm đại loạn của xã hội cũng như chính trường Đại Việt cuối thời Lê. Văn hóa Lê–Mạc và văn hóa Lý–Trần là hai thời kỳ văn hóa đặc biệt quan trọng, mang tính chất đặt nền trong lịch sử văn hóa của Việt Nam.
Hai thời kỳ văn hóa có tính chất bản lề này cách quãng nhau bởi một giai đoạn cầm quyền ngắn ngủi vài năm của nhà Hồ (1400–1407), kéo dài thêm vài năm nữa bởi nhà Hậu Trần (1407–1414) nhưng chịu ảnh hưởng bao trùm bởi 20 năm dưới ách đô hộ khắc nghiệt của quân Minh xâm lược (1407–1427). Và như vậy văn hóa Lê–Mạc (1428–1592) còn mang tính chất như giai đoạn phục hồi và định hướng lại văn hóa Đại Việt sau gần 30 năm khủng hoảng và mất mát trầm trọng trước đó. Con số 30 năm mang tính ước lệ ở đây là chưa tính đến thời kỳ suy thoái từ từ về nhiều mặt của nhà Trần kể từ sau các cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông xâm lược dù kết thúc bằng thắng lợi trên trận địa.
2. Các đặc trưng văn hoá - văn học, chính trị, tôn giáo
2. Các đặc trưng văn hoá - văn học, chính trị, tôn giáo
Khác với Trần Thủ Độ, Mạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ) sau khi lên ngôi đã tỏ ra khoan dung và nương tay hơn nhiều trong cách đối xử với con cháu họ Lê.
Cũng giống như khi họ Trần thay họ Lý cai trị, họ Mạc có gốc xứ Đông khi cầm quyền đã cho thấy mức độ tôn trọng rất cao những di sản kiến trúc và văn hóa của thời Lê sơ để lại. Dù có xung đột lịch sử sâu sắc với các dòng họ thế phiệt Lê–Trịnh–Nguyễn gốc xứ Thanh nhưng về nhiều mặt, nhà Mạc vẫn kế thừa nguyên vẹn phần lớn di sản văn hóa chính trị của nhà Hậu Lê như nhà Trần đã kế thừa nhà Hậu Lý.
Thăng Long thời Lê - Mạc. Ảnh: Hoàng Thành Thăng Long
Nho giáo (đặc biệt là Tống Nho) thời Lê–Mạc đạt tới đỉnh cao quyền lực chưa từng thấy ở những thời kỳ trước đó trong lịch sử Việt Nam, ngay cả ở thời Lý–Trần. Tuy nhiên, nhà Mạc khoan dung và cởi mở hơn hẳn nhà Hậu Lê trong chính sách tôn giáo tín ngưỡng. Bởi vậy ở thời Mạc, Phật giáo đã có một cuộc chấn hưng hoặc hồi sinh mạnh mẽ chưa từng có kể từ sau thời đại Lý–Trần. Đây là đặc điểm đã được nhiều học giả (trong đó có Trần Lâm Biền và Trần Quốc Vượng) nghiên cứu sâu.
Nhiều nhà nghiên cứu cho đến nay thường lấy cuộc xâm lược của nhà Minh đối với triều Hồ là lý do chính cho nhiều mất mát về văn hóa của Đại Việt từ thời Lý–Trần, trong đó có nhiều trước tác thơ văn giá trị không để lại gì ngoài tiêu đề và có thể là một vài dòng mô tả nội dung của các học giả đời sau.
Nhiều nhà nghiên cứu cho đến nay thường lấy cuộc xâm lược của nhà Minh đối với triều Hồ là lý do chính cho nhiều mất mát về văn hóa của Đại Việt từ thời Lý–Trần, trong đó có nhiều trước tác thơ văn giá trị không để lại gì ngoài tiêu đề và có thể là một vài dòng mô tả nội dung của các học giả đời sau.
Việc sáng tác thơ văn bằng tiếng mẹ đẻ (tức tiếng Việt) sử dụng chữ Nôm của người Việt (còn được gọi là người Kinh) đã có những bước đi chập chững đáng ghi nhận ở thời kỳ Lý–Trần nhưng chỉ thực sự tạo ra những bước đột phá vững chắc đầu tiên trong thời đại Lê–Mạc. Điển hình là 3 tập thơ Nôm còn được lưu truyền đến ngày nay bao gồm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông cùng các triều thần, và Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Những tên tuổi nổi bật trong thơ văn, học thuật của thời kỳ Lê–Mạc có thể kể ra như: Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Lê Thánh Tông (cùng với hội Tao đàn Nhị thập bát Tú), Thái Thuận, Lương Thế Vinh, Nguyễn Dữ (cũng đôi khi được gọi là Nguyễn Dư), Nguyễn Bỉnh Khiêm, Dương Văn An, Hoàng Sĩ Khải, Phùng Khắc Khoan. Một vài người trong số này, điển hình như Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể được xem là những tác gia văn học thực sự lớn đầu tiên của Việt Nam.
Trong thời kỳ Lê–Mạc, vai trò về văn hóa tư tưởng, văn học nghệ thuật, chính trị, kinh tế của xứ Đông (một tiểu vùng văn hóa cổ mà vành đai trung tâm nằm trong hai tỉnh thành Hải Dương và Hải Phòng ngày nay, ngoài ra cũng bao gồm một phần của Hưng Yên và Quảng Ninh) đối với lịch sử Việt Nam là đặc biệt quan trọng với những nhân vật có ảnh hưởng lớn như Nguyễn Trãi, Vũ Hữu, Mạc Đăng Dung, Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đặng Huyền Thông.
Những tên tuổi nổi bật trong thơ văn, học thuật của thời kỳ Lê–Mạc có thể kể ra như: Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Lê Thánh Tông (cùng với hội Tao đàn Nhị thập bát Tú), Thái Thuận, Lương Thế Vinh, Nguyễn Dữ (cũng đôi khi được gọi là Nguyễn Dư), Nguyễn Bỉnh Khiêm, Dương Văn An, Hoàng Sĩ Khải, Phùng Khắc Khoan. Một vài người trong số này, điển hình như Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể được xem là những tác gia văn học thực sự lớn đầu tiên của Việt Nam.
Trong thời kỳ Lê–Mạc, vai trò về văn hóa tư tưởng, văn học nghệ thuật, chính trị, kinh tế của xứ Đông (một tiểu vùng văn hóa cổ mà vành đai trung tâm nằm trong hai tỉnh thành Hải Dương và Hải Phòng ngày nay, ngoài ra cũng bao gồm một phần của Hưng Yên và Quảng Ninh) đối với lịch sử Việt Nam là đặc biệt quan trọng với những nhân vật có ảnh hưởng lớn như Nguyễn Trãi, Vũ Hữu, Mạc Đăng Dung, Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đặng Huyền Thông.
Sau thời Lê–Mạc, vai trò hàng đầu về văn hóa của xứ Đông trong lịch sử Việt Nam dần suy yếu, đồng thời chứng kiến sự trỗi dậy mạnh về văn hóa của một số tiểu vùng khác như xứ Sơn Nam và xứ Nghệ. Cũng sau thời Lê–Mạc, vai trò tiên phong dẫn đường của xứ Đông đối với việc sáng tạo thơ văn trong lịch sử văn học Việt Nam (với những đại diện tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm) phải chờ cho đến thời của nhóm cách tân văn chương Tự Lực Văn Đoàn (gồm những thành viên trụ cột có gốc gác xứ Đông như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam) mới một lần nữa lặp lại ở thế kỷ 20.
Trong lĩnh vực kiến trúc tâm linh, nhiều nhà nghiên cứu có chung nhận định rằng ngôi đình làng Việt Nam có khả năng xuất hiện sớm nhất vào thời Lê sơ (thế kỷ XV) để rồi thực sự định hình trong thời Mạc (thế kỷ XVI).
Xét về nhiều mặt (đặc biệt là về tôn giáo tín ngưỡng, chính trị, kinh tế, văn học - nghệ thuật), văn hóa thời Lê–Trịnh kể từ đầu thế kỷ 17 trở đi và cả thời Nguyễn kể từ đầu thế kỷ 19 trở đi là sự kế thừa và phát triển của nền văn hóa Lê–Mạc đã đạt tới đỉnh cao trước đó.
Trong lĩnh vực kiến trúc tâm linh, nhiều nhà nghiên cứu có chung nhận định rằng ngôi đình làng Việt Nam có khả năng xuất hiện sớm nhất vào thời Lê sơ (thế kỷ XV) để rồi thực sự định hình trong thời Mạc (thế kỷ XVI).
Xét về nhiều mặt (đặc biệt là về tôn giáo tín ngưỡng, chính trị, kinh tế, văn học - nghệ thuật), văn hóa thời Lê–Trịnh kể từ đầu thế kỷ 17 trở đi và cả thời Nguyễn kể từ đầu thế kỷ 19 trở đi là sự kế thừa và phát triển của nền văn hóa Lê–Mạc đã đạt tới đỉnh cao trước đó.
Bài viết được tham khảo từ wikipedia
Tin chọn lọc khác