Đôi nét về tiểu sử và cuộc đời của vua - phật hoàng Trần Nhân Tông
Có thể nhiều người đã biết hoặc đã nghe qua về vua Trần Nhân Tông, một vị vua, một vị thiền sư anh minh trong lịch sử nước ta. Đức vua Trần Nhân Tông là một nhà quân sự lỗi lạc, vị anh quân cao
quý, đặc biệt ngài đã hai lần lãnh đạo quân dân đánh thắng giặc Nguyên Mông, bảo vệ nước nhà
vua Trần Nhân Tông
- Tiểu sử:
Vua Trần Nhân Tông sinh ngày 11/11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 7 tháng 12 năm 1258), là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu Trần Thị Thiều. Ông từ khi sinh ra đã có tướng mạo rất phi phàm với làn da vàng kim, được người đời gọi là kim phật.
tượng phật hoàng Trần Nhân Tông
Vào năm 1274, khi 16 tuổi, Ngài được phong làm Hoàng Thái tử. Mặc dù Ngài từ chối ngôi vị nhưng vua cha không đồng ý. Sau đó, vua cha cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc Mẫu cho Ngài (tức là Khâm Từ Hoàng hậu sau này). Tuy Ngài sống trong cảnh gia đình vui hòa, hạnh phúc nhưng tâm Ngài vẫn luôn ưa thích sự tu hành.
Có một lần trong đêm khuya ông lén trốn lên núi Yên Tử tu hành, nhưng khi đến được chùa Tháp thì trời cũng vừa sáng khiến cơ thể ông cũng đã thấm mệt đành ngủ lại phía bên trong tháp, vị sư trụ trì ở đây thấy tướng mạo của ông thật phi phàm nên đã làm cơm thiết đãi, khi vua cha hay tin đã cho người đi tìm ông và bất đắc dĩ ông phải quay trở về cung thành.
- Chiến công và con đường sau khi lên ngôi vua:
Đến năm 21 tuổi ông lên ngồi Hoàng đế, tuy rằng đã ở địa vị cao nhưng ông vẫn luôn giữ trong mình sự thanh tịnh tựa một nhà sư.
Nhưng khi giặc Nguyên sang xâm chiếm Đại Việt , Ngài gác việc tu học Phật Pháp để lo giữ gìn xã tắc. Với tài mưu lược sáng suốt, khả năng đoàn kết toàn dân, Ngài đã hai lần cùng các tướng lĩnh lãnh đạo quân dân đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông (1285, 1287 - 1288), bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủ của dân tộc
vua Trần Nhân
Sau 14 năm trị vì đất nước, đến năm Quý Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên ngôi Thái thượng hoàng, để chuẩn bị con đường xuất gia tu hành.
Nói đến đây thì chắc sẽ có nhiều người sẽ thắc mắc và tò mò về quãng thời gian đi tu hành của vị vua lỗi lạc này sẽ như thế nào, đó cũng sẽ là một phần vô cùng thú vị sẽ được chia sẻ vào một dịp khác.
Vua Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh, là một tấm gương sáng ngời, ngài biết cân bằng được ước muốn tu hành của bản thân nhưng không hề quên đi trách nhiệm là một vị vua, là một người đưa đường chỉ lối cho toàn bộ người dân của một nước, sau này mặc dù đã vào tu hành nhưng ngài vẫn muốn và sáng lập ra những điều tốt nhất chỉ nhằm một mục đích duy nhất là phục vụ người dân của ngài.
Bài đăng tham khảo từ: https://chuabavang.com/tieu-su-phat-hoang-tran-nhan-tong-vi-vua-tu-bo-ngai-vang-de-di-tu-d3062.html