Phố cổ Hà Nội qua những bức ảnh cổ xưa

Phố cổ Hà Nội qua những bức ảnh cổ xưa
27.03.2024 626
1. Đôi nét về phố cổ Hà Nội
Phố cổ Hà Nội được xem là một trong những điểm đến nổi bật của du lịch Hà Nội. Phố cổ nằm trong khu vực trung tâm của thành phố - ngay cạnh hồ Gươm với 76 tuyến phố. Bởi vậy mà để tham quan phố cổ, du khách có thể di chuyển một cách dễ dàng bằng nhiều phương tiện.
Khu phố cổ xưa kia nằm ở phía đông ngoại thành Thăng Long. Nay khu vực 36 phố phường thuộc địa phận của quận Hoàn Kiếm với hơn 76 tuyến phố thuộc 10 phường, bao gồm phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

Hình ảnh: sưu tầm

Người đời vẫn thường gọi phố cổ - 36 phố phường. Thơ ca xưa cũng cho rằng Hà Nội có 36 phố phường. Tuy nhiên đây là một điều thú vị mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Bởi trên thực tế phố cổ Hà Nội nhiều hơn con số 36. Nhưng từ xa xưa 36 phố phường là cách gọi quen thuộc được mọi người công nhận.


2. Những nét đặc sắc của phố cổ
Phố cổ Hà Nội đặc trưng với lối kiến trúc cổ điển. Những ngôi nhà ở trong phố cổ hầu như đều chung một kiểu cách. Đó là dạng nhà ống nhỏ nhắn, mái ngói nghiêng, màu sơn bạc màu thời gian… Bên cạnh đó khu phố cổ còn có một số ngôi đình, đền, chùa xưa với những dấu ấn kiến trúc đặc trưng – mang dấu ấn của kiến trúc Phật giáo.
Tên gọi của các phố cổ thường bắt đầu bằng chữ “Hàng”, sau đó là loạt tên chỉ mặt hàng buôn bán và sản xuất. Điển hình như bán Khoai là phố Hàng Khoai, bán Hòm là phố Hàng Hòm, bán bạc, thiếc, đồ mã thì là Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Mã… Với “quy luật” ghép chữ kiểu như vậy, tên các con phố trong “36 phố phường” Hà Nội được hình thành.

Hình ảnh: sưu tầm

Nhiều du khách khi ghé thăm phố cổ sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi những khu phố nhỏ với không gian rất đặc trưng. Thậm chí nhiều người cảm thấy bỡ ngỡ trước những ngõ phố “nhỏ tí” nhưng vô cùng đông đúc, náo nhiệt. Nhưng khi biết được đây là khu khố ngàn năm tuổi, gắn liền với văn hóa – lịch sử của nước Việt Nam, ai nấy đều cảm thấy mến mộ và tự hào

3. Con người Hà Nội xưa và nay

    
Hình ảnh: con người Hà Nội xưa                                                    Hình ảnh: con người Hà Nội nay

Dù trải qua nhiều gia đoạn, nhưng con người Việt Nam nói chung và con người Hà Nội nói riêng vẫn luôn giữ được nét truyền thống, nhẹ nhàng.

Nguồn tham khảo: vietfuntravel.com.vn

































































































































































































































































































































































Tin chọn lọc khác
Các vị anh hùng trong lịch sử Việt
13.03.2024 762
Trong lịch sử hào hùng của Việt Nam, có vô vàn những vị anh hùng dám đứng lên góp phần làm thay đổi, giải cứu đất nước. Tiêu biểu trong đó không thể nào khong kể đến đó chính là các vị vua Hùng của đất nước ta.
Cuộc đời của vua Trần Nhân Tông
02.12.2023 1481
Có thể nhiều người đã biết hoặc đã nghe qua về vua Trần Nhân Tông, một vị vua, một vị thiền sư anh minh trong lịch sử nước ta. Đức vua Trần Nhân Tông là một nhà quân sự lỗi lạc, vị anh quân cao quý, đặc biệt ngài đã hai lần lãnh đạo quân dân đánh thắng giặc Nguyên Mông, bảo vệ nước nhà
Trần Hưng Đạo: Danh tướng tài ba của dân tộc Việt Nam
28.11.2023 1105
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn là một trong những nhân vật huyền thoại của lịch sử Việt Nam, là biểu tượng của sự dũng cảm, trí tuệ chiến lược và lòng yêu nước sâu sắc. Ông là một vị tướng nổi tiếng có tài chỉ huy quân sự, từng chỉ huy quân đội đánh tan ba cuộc xâm lược của quân Mông- Nguyên thế kỷ XIII.
Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập của Bác
31.08.2022 5292
Hỡi đồng bào cả nước, "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Võ Nguyên Giáp - Vị tướng lẫy lừng nhất thế giới khiến kẻ thù kinh sợ
10.03.2021 9124
Nhắc đến cái tên Võ Nguyên Giáp là nhắc đến trận đánh lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu diễn ra cách đây hơn 66 năm. Mỗi khi nhắc đến sự kiện trọng đại này, trong lòng nhân dân, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ là một danh tướng, mà còn là một “cây đại thụ rợp bóng nhân văn”
Trần Thái Tông: Vị vua đầu tiên của Hoàng triều Trần
28.02.2021 7662
Trần Thái Tông tức Trần Cảnh, vua thứ nhất của nhà Trần, sinh ngày 17-7-1218, mất ngày 4-5-1277, làm vua 33 năm, nhường ngôi 19 năm, thọ 59 tuổi. Trần Cảnh là con thứ Trần Thừa, một người nhiều mưu lược, dưới triều Lý từng giữ chức Nội thị khán thủ (đứng đầu các quan hầu cận vua Lý trong cung). Nhờ có Trần Thủ Độ là chú họ khi ấy làm Điện tiền chỉ huy sứ, Trần Cảnh thường xuyên được ra vào cung, sau lấy Lý Chiêu Hoàng. Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh và vương triều Trần được thành lập từ đấy.
Thái Thượng Hoàng Đế Trần Minh Tông: Vị vua anh minh của triều Trần
01.03.2021 9255
Trần Minh Tông (4 tháng 10 năm 1300 – 10 tháng 3 năm 1357) húy là Trần Mạnh là vị vua thứ năm của triều Trần. Cuộc đời ông gắn liền với tấm gương mẫu mực tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ. Các giai thoại về ông còn lưu truyền trong chính sử có thể làm bài học cho muôn đời sau noi theo. Tuy nhiên với sự hồ đồ trong nhất thời mà ông đã xử sai một vụ đại án, khiến cho bản thân ân hận cả đời. Sự việc đó đã làm rạn nứt sự đoàn kết của hoàng tộc nhà Trần. Do đó thời đại của ông là thời đại thịnh vượng cuối cùng trước khi nhà Trần bước vào giai đoạn thoái trào.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân tài xuất chúng nhà Trần
26.02.2021 6125
Trong suốt 10 thế kỷ phong kiến Việt Nam, hiếm có vị vua nào lãnh đạo đất nước, chống giặc ngoại xâm, để lại một di sản văn hóa kỳ vĩ như vua Trần Nhân Tông. Ghi nhận và tôn vinh cống hiến của Vua Trần Nhân Tông, mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 1/9/2016 về việc thành lập Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, để nghiên cứu các di sản, giá trị văn hóa và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, giá trị văn hóa, tư tưởng thời nhà Trần và các vấn đề liên quan.
Vì sao 3 lần quân Nguyên - Mông bị đánh bại bởi nhà Trần?
25.02.2021 9748
Thời kỳ đỉnh cao, đế chế Mông Cổ (Mông - Nguyên) đã chinh phục được những vùng đất rộng tới hơn 24 triệu km2, thống trị khoảng 100 triệu dân trải dài từ châu Á sang tận Đông Âu. Thế nhưng, đạo quân xâm lược tàn bạo đó cuối cùng 3 lần bị chặn đứng bởi nhà Trần vào các năm 1258, 1285, 1287-1288 khi cố mở rộng lãnh thổ xuống khu vực Đông Nam Á.
"Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" Mạc Đĩnh Chi
29.01.2021 4161
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông.
Tìm hiểu Văn hoá Lê - Mạc
04.01.2021 3442
Văn hóa Lê–Mạc (hoặc được khái quát hóa lên là Thời đại Lê–Mạc hay cụ thể hơn nữa là Thời kỳ chuyển giao Lê–Mạc) là một khái niệm mang tính tổng hợp dùng để chỉ những đặc trưng văn hóa của hai triều đại quân chủ nối tiếp nhau trong lịch sử Việt Nam. Cũng gần giống thời kỳ Lý–Trần (1009–1400) trước đó, nhà Mạc soán ngôi nhà Lê sơ (1527) sau những toan tính chính trị và quân sự đầy khôn ngoan của một viên tướng tài đồng thời là đại thần dưới triều Hậu Lê - Mạc Đăng Dung. 
Văn Hóa Sa Huỳnh - một trong 3 nguồn phát sinh Văn hóa Việt
02.02.2021 6376
Theo Niên giám 1909 của tập san Trường Viễn Đông bác cổ, thì Văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ người Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc) nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven vùng biển xã SA HUỲNH thuộc huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi miền Trung Việt Nam. Người ta gọi Di tích khảo cổ đó là Kho Chum Sa Huỳnh (Dépot à Jarres Sa Huỳnh).
Vài nét về nền Văn hóa Óc Eo
04.01.2021 3401
Là tên một gò đất trên cánh đồng phía Đông Nam núi Ba Thê, Óc Eo đi vào lịch sử khảo cổ học Việt Nam như một vùng đất văn hóa khảo cổ đầy hấp dẫn. Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước – con người ở vùng đồng bằng – châu thổ hạ lưu sông Mê công; đồng thời, nó còn có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.
Tìm hiểu nền Văn hoá Gò Mun
04.01.2021 4835
Văn hoá Gò Mun có niên đại cách ngày nay 2500-3000 năm, là nền văn hóa hậu kỳ thời đại đồng thau và tiền Đông Sơn (sơ kỳ đồ sắt). Phân bố ở miền Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, trùng với địa bàn phân bố của văn hoá Đồng Đậu và văn hóa Phùng Nguyên. Đó là các địa điểm Bãi Dưới, Vinh Quang, Đình Tràng, Đồng Lâm, Nội Gầm…thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội. Trên địa bàn Phú Thọ có 14 địa điểm di tích văn hoá Gò Mun như các di chỉ: Gò Mun, Gò Chiền, Gò Tro Trên, Gò Tro Dưới… phân bố trong các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng….
Tìm hiểu nền Văn hoá Phùng Nguyên
04.01.2021 5463
Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ (nay là xã Phùng Nguyên), huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. 
Tìm hiểu nền Văn hoá Đồng Đậu
04.01.2021 4574
Văn hóa Đồng Đậu là nền văn hóa tiếp nối văn hóa Phùng Nguyên. Văn hóa Đồng Đậu thuộc xã Minh Tân- huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, được các cán bộ văn hóa của tỉnh phát hiện năm 1962. Qua 6 lần khai quật đã phát hiện hàng vạn hiện vật đồ đá, đồ đồng, gốm, xương sừng… Nền văn hóa này có niên đại mở đầu vào khoảng thế kỷ XV- XIV trước công nguyên và chấm dứt thế kỷ X-IX trước công nguyên.
Bắc Sơn – nền văn hóa tiêu biểu nối tiếp văn hóa Hòa Bình
04.01.2021 4196
Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn), nơi đầu tiên phát hiện những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Bắc Sơn.
Văn hóa biển Hoa Lộc và mối liên hệ với các văn hóa biển Việt Nam
04.01.2021 2741
Việt Nam là một trong những quốc gia lập quốc sớm bên Biển Đông. Sự hình thành, phát triển, mối quan hệ và tính thống nhất của các văn hóa cổ trên vùng biển, đảo với các nền văn hóa vùng ven biển với vùng trung du, đồng bằng châu thổ đã góp phần vào quá trình tạo dựng văn minh dân tộc và sự đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam. Cùng với châu thổ sông Hồng, nơi quê hương của buổi đầu lịch sử dân tộc, châu thổ sông Mã với văn hóa Hoa Lộc, văn hóa Đông Sơn đã góp phần quan trọng vào quá trình tạo dựng văn hóa, kiến tạo văn minh, hình thành nhà nước Văn Lang.
Văn hoá Cái Bèo và Văn hoá Hạ Long
04.01.2021 3537
Nếu như Văn hóa Hòa Bình được xem là một trong những trung tâm phát minh nông nghiệp sớm nhất thế giới thì Văn hóa Cái Bèo và Hạ Long ở cuối giai đoạn hậu kỳ đồ đá mới ghi nhận nền kinh tế dựa vào biển rõ rệt nhất của người Việt cổ. Họ đã biết chế tạo thuyền đi biển, chế tác đồ trang sức từ vỏ nhuyễn thể làm hàng hóa giao lưu.
Văn hoá Soi Nhụ - Văn hoá biển tiền sử Việt Nam
06.01.2021 5219
Nền văn hóa Soi Nhụ đánh dấu sự tiếp xúc khá phổ biến của cư dân Việt cổ với nền kinh tế biển, tạo dựng được phương thức sống phức hợp theo định hướng khai thác biển.
Tìm hiểu về nền văn hóa Đông Sơn
20.01.2021 3835
90 năm phát hiện và nghiên cứu, các nhà khoa học đều cho rằng văn hóa Đông Sơn có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa này là cơ sở vật chất cho việc hình thành nhà nước đầu tiên Văn Lang - Âu Lạc, nhà nước đầu tiên thời đại các Vua Hùng, và là nền tảng cho sự hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ, cũng như văn minh Đại Việt sau này.
Văn hóa Hòa Bình- cái nôi nền nông nghiệp người Việt cổ
04.01.2021 3014
Nền văn hóa Hòa Bình (12.000-10.000 TCN) với đặc trưng kỹ thuật ghè đẽo trên khắp chu vi hoàn cuội mở đầu cho thời đại đồ đá mới. Đặc biệt tại Hòa Bình, người ta đã tìm thấy những dấu tích của nền nông nghiệp người Việt cổ.
Nét văn hoá cổ nhất ở Việt Nam - Văn hóa Tràng An
29.12.2020 4036
Văn hóa Tràng An là một trong những nền văn hóa cổ nhất ở Việt Nam, hình thành từ thời kỳ đồ đá cũ khoảng 25 Ka BP (Kilo annum before present, ngàn năm trước). Tràng An là tên một địa điểm ở Ninh Bình, nơi đầu tiên tìm ra những di chỉ của nền văn hóa này. Đến nay đã có khoảng 30 địa điểm thuộc nền văn hóa Tràng An đã được phát hiện, kết quả nhiều cuộc nghiên cứu của các chuyên gia khảo cổ học cho thấy dấu ấn của người tiền sử thích nghi với biến cố lớn về môi trường, cảnh quan ít nhất là từ khoảng 25 Ka BP, một số nền văn hóa tiền sử đã tiến hóa liên tục ở khu vực này, từ thời kỳ đồ đá cũ qua thời kỳ đồ đá mới đến thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt như nền văn hóa Tràng An, Hòa Bình và Đa Bút... 
Tìm hiểu nền văn minh lúa nước lâu đời của Việt Nam
25.12.2020 4744
Văn minh lúa nước gắn liền với sự hình thành dân cư và sự phát triển của công cụ lao động. Chính nền văn minh lúa nước là cái nôi để hình thành cộng đồng dân cư định canh và các giá trị văn hóa phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã. Nhưng mọi người liệu đã hiểu rõ về nền văn minh này chưa? Sự ra đời của nó và đặc điểm của nền văn minh này có tác động như thế nào đối với đời sống của nhân dân? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tin xem nhiều
Tin mới nhất