Người Trung Quốc sẽ phải thay đổi văn hóa dùng đũa

Người Trung Quốc sẽ phải thay đổi văn hóa dùng đũa
04.01.2021 1160
Trung Quốc đang thuyết phục người dân từ bỏ thói quen dùng đũa gắp thức ăn cho người khác, tránh lây lan Covid-19. Nhưng việc này thực sự khó khăn.

Tại một nhà hàng ở thủ đô Bắc Kinh, các món ăn cay kiểu Tứ Xuyên được phục vụ theo cách ăn gia đình. Ở đây, thực khách thoải mái chọc đũa vào những bát vằn thắn với nước chan cay thơm hay dùng đũa bới tìm những miếng cá nướng được bày lẫn vào ớt trên đĩa.

Gắp đồ ăn cho người khác là cách người Trung Quốc và một số nơi khác trên thế giới thể hiện tình cảm thân mật. Bố mẹ gắp những miếng ngon vào bát của con để thể hiện sự quan tâm với con cái, cháu chắt gắp thức ăn cho ông bà để thể hiện sự kính trọng hay lãnh đạo gắp đồ ăn cho nhân viên để bày tỏ sự hào hiệp.

Nhưng người Trung Quốc chỉ dùng một đôi đũa duy nhất để gắp đồ ăn từ đĩa thức ăn chung sau đó ăn hoặc gắp cho người khác.

Người Trung Quốc có thói quen dùng đũa. Ảnh: NYT.

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, thói quen này có thể góp phần làm gia tăng sự lây lan của virus. Do đó chính quyền Trung Quốc đang tăng cường tuyên truyền thuyết phục người dân sử dụng một đôi đũa dành riêng để gắp đồ.

Truyền thông Trung Quốc gọi chiến dịch này là "cuộc cách mạng trên bàn ăn". Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc cũng lên tiếng ủng hộ chiến dịch này. Ở khắp nơi trên toàn đất nước, chính quyền địa phương trưng các băng rôn với khẩu hiệu như "Khoảng cách giữa bạn và cách ăn uống văn minh chỉ là một đôi đũa dùng riêng để gắp đồ".

Một số nhà hàng và thực khách cũng thể hiện sự ủng hộ với chiến dịch này. Nhiều nhà hàng giảm giá cho những thực khách dùng đũa chuyên để gắp đồ. Thậm chí ở Hàng Châu, hơn 100 nhà hàng lớn cùng nhau tạo nên một "Liên minh sử dụng đũa gắp đồ".

Bai Yiwen, một trong những chủ nhà hàng ở Bắc Kinh, cho biết kể từ khi nhà hàng này mở cửa trở lại vào tháng 4, hơn một nửa số khách hàng tới đây đã đề nghị cung cấp đũa chuyên để gắp đồ.

"Trước đây, người ta cảm thấy dùng đũa chuyên để gắp đồ thật là rắc rối. Nhưng bây giờ mọi người ngày càng nhận thức tốt hơn và đang dần làm quen với việc này", Bai cho biết.

Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người phản đối ý tưởng này. Họ cho rằng dùng đũa mình ăn để gắp đồ cho người khác là một trong những cách thiết thực nhất để thể hiện văn hóa cộng đồng và sự coi trọng gia đình của người Trung Quốc. Đối với họ, điều đó giống như người Mỹ ôm nhau hay người Pháp hôn nhẹ lên má để thể hiện sự tình cảm vậy. Những người này cho rằng dùng đũa riêng để gắp đồ chỉ dành cho những sự kiện trang trọng như tiệc tùng hay khi đi ăn với người lạ.

Việc dùng đũa chuyên để gắp đồ chỉ phổ biến ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, nơi người dân có nhận thức cao về vấn đề vệ sinh. Ngược lại ở một số vùng của Trung Quốc, người dân, đặc biệt là nam giới, cảm thấy tự hào về cái mà người Trung Quốc vẫn gọi là "ăn thùng uống vại" và không hề quan tâm tới những tiểu tiết như vi trùng hay virus.

Trong khi đó, theo kết quả một cuộc thí nghiệm chính quyền Trung Quốc vừa thực hiện, lượng vi khuẩn trong các đĩa mà người ăn có sử dụng đũa riêng để gắp đồ là rất thấp, chỉ bằng 0,4% so với lượng vi khuẩn trong các đĩa đồ ăn dùng chung theo kiểu truyền thống.

Theo Liu Peng, một tư vấn viên về giáo dục ở thành phố Thanh Đảo, mặc dù trong những tháng qua anh bắt đầu quen với việc đeo khẩu trang nhưng anh và các bạn vẫn chưa thay đổi thói quen ăn uống.

"Có thể việc dùng đũa riêng để gắp đồ hợp vệ sinh hơn nhưng đối với chúng tôi ăn uống là lúc để thư giãn và chúng tôi không muốn bị làm phiền bởi những quy tắc lặt vặt đó", anh nói.

Anh cũng lập luận rằng nCoV có tính lây nhiễm rất cao nên kể cả dùng đũa chuyên để gắp đồ cũng không làm giảm sự lây lan của virus này.

"Trong thời gian 30 năm ăn nhà hàng của mình, tôi chưa bao giờ bị nhiễm bệnh cả", Liu tuyên bố.


Một số nhà hàng lớn ở Bắc Kinh hay Thượng Hải đã bắt đầu áp dụng "đũa dành riêng để gắp thức ăn". Ảnh: NYT.

Trước đây trong lịch sử Trung Quốc có thời kì người dân đã ăn theo khẩu phần riêng, từ 3.000 năm trước cho tới thời đại nhà Đường. Hồi những năm 1910, sau một đại dịch viêm phổi diễn ra ở phía bắc Trung Quốc, một bác sĩ cũng đã khuyến cáo người dân sử dụng đũa riêng để gắp đồ và dùng bàn ăn xoay, loại bàn được mệnh danh là "chiếc bàn ăn hợp vệ sinh" của người Trung Quốc.

Nhà sử học Zhao cho rằng Covid-19 là cơ hội để khôi phục lại phong trào "ăn uống văn minh". "Nếu chúng ta không thay đổi thói quen "dùng một đôi đũa bới thức ăn từ dưới lên" thì chúng ta sẽ bị nhân loại cũng như quy luật chọn lọc tự nhiên đào thải", ông nhận xét.

Tuy nhiên, trừ phi Trung Quốc ra một đạo luật về vấn đề này, thay đổi thói quen ăn uống của người dân nước này không phải là điều dễ dàng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.

Shu Xiao, một giáo viên 27 tuổi ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cho hay cô cảm thấy không thoải mái mỗi lần đi ăn tập thể. Shu cho biết gia đình cô đã bắt đầu dùng đũa riêng để gắp đồ từ năm ngoái khi có tin vi khuẩn gây bệnh dạ dày lây lan trong cộng đồng nơi cô ở.

Cô kể mỗi khi đi ra ngoài ăn với bạn bè, cô không đủ dũng cảm để yêu cầu thêm bộ đũa khác. Thay vào đó, cô cố gắng chỉ ăn phần thức ăn mà các bạn cô ít đụng đũa tới nhất. Cô cũng phải kiềm chế không nghĩ tới có bao nhiêu vi khuẩn trên bàn ăn.

"Các bạn tôi vốn đã nghĩ gia đình tôi thật kì lạ khi dùng đũa riêng để gắp đồ ăn. Vì thế tôi phải làm theo số đông mặc dù trong thâm tâm tôi luôn phản đối họ", Shu tâm sự.

Theo New York Times 
Tin chọn lọc khác
12 nét văn hoá đẹp nhất ngày Tết Nguyên Đán của người Việt Nam
28.01.2021 2320
Đối với người Việt, tết cổ truyền không chỉ thiêng liêng, mà còn là những ngày trọng đại nhất trong một năm. Dù thành thị hay nông thôn, miền núi hay miền xuôi, đất liền hay đảo xa, trong nước hay mưu sinh trên toàn thế giới, cứ Tết đến xuân về là mỗi người lại nhớ về quê hương nguồn cội. Tết cổ truyền đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một lẽ sống bản ngã tự nhiên in sâu vào tâm thức người Việt. Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết, Tết cổ truyền, Tết âm lịch) được coi là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt và các nước theo lịch âm lịch.
Khám phá văn hoá tắm bằng chổi ở Nga
08.01.2021 2306
Người Nga coi việc đến banya là chìa khóa để có sức khỏe tốt. Các nhà khoa học đã phát hiện banya mang đến rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như tuần hoàn máu dưới da, bài độc, cải thiện các chức năng cơ, khớp.
Cách nói cảm ơn trong văn hóa Mỹ
22.02.2021 4105
Trong văn hoá Mỹ, khi người khác khen mà mình giả vờ khiêm tốn, họ sẽ nghĩ rằng mình không đồng tình với họ. Điều này lâu dài sẽ tạo ra xung đột và khoảng cách trong giao tiếp. Cách nói đơn giản, "Thank you" thể hiện sự đồng tình, và lòng biết ơn của mình với lời khen, hoặc lời nói xã giao của người khác với mình.
Cách người Nhật du nhập văn hóa và kiến tạo kiệt tác dân tộc
16.01.2021 2173
Nhật Bản học hỏi, tiếp thu tinh hoa từ nền văn minh khác, phát triển chúng trở thành sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể đặc trưng, nổi tiếng toàn cầu.
Người Trung Quốc sẽ phải thay đổi văn hóa dùng đũa
04.01.2021 1161
Trung Quốc đang thuyết phục người dân từ bỏ thói quen dùng đũa gắp thức ăn cho người khác, tránh lây lan Covid-19. Nhưng việc này thực sự khó khăn. Tại một nhà hàng ở thủ đô Bắc Kinh, các món ăn cay kiểu Tứ Xuyên được phục vụ theo cách ăn gia đình. Ở đây, thực khách thoải mái chọc đũa vào những bát vằn thắn với nước chan cay thơm hay dùng đũa bới tìm những miếng cá nướng được bày lẫn vào ớt trên đĩa.
Những điều thú vị về văn hoá bia Đức
06.01.2021 2304
Đất nước có lễ hội bia kéo dài nửa tháng, thường uống bia ướp lạnh để giữ nguyên vị, không thách thức nhau trên bàn tiệc. Đức là cái nôi của những loại bia ngon trên thế giới khi bắt đầu sản xuất đồ uống này từ thế kỷ XII. Sản xuất bia là ngành công nghiệp được chú trọng, nhiều du khách cũng đưa sản phẩm vào danh sách "nhất định phải thử" khi đặt chân đến.
Sự khác nhau trong 'văn hoá khẩu trang' Á - Âu
04.01.2021 1376
Ở các nước châu Á, ký ức về dịch SARS 17 năm trước vẫn còn ám ảnh và việc đeo khẩu trang trở thành thói quen. Nhiều người coi đây là trách nhiệm để giảm lây truyền Covid-19, căn bệnh đã khiến khoảng 120.000 nhiễm ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Một số doanh nghiệp không cho phép khách vào cửa hàng mà không đeo khẩu trang. Chính quyền tại các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải ra yêu cầu công dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng.
UNESCO công nhận văn hóa bán hàng rong là di sản
06.02.2021 2725
Ngày 16/12, UNESCO công bố quyết định ghi Văn hóa bán hàng rong của Singapore vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại, sau hai năm quốc gia này trình đề cử.
Vì sao xì mũi ở Dubai bị coi là kém văn hóa?
04.01.2021 1274
Một trong những hành động được coi là bình thường trên thế giới, lại bị đánh giá là xúc phạm người khác tại Dubai chính là việc xì mũi trên bàn ăn, trước mặt những vị khách khác. Khi muốn xì mũi, bạn nên rời bàn ăn, đi vào nhà vệ sinh. Nếu không, người địa phương sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và đánh giá thấp bạn. Trong trường hợp xấu nhất: bạn không kịp ngăn chặn hành động này, hãy tránh bàn ăn càng xa càng tốt.
Cuộc sống ở nơi hạnh phúc nhất thế giới
03.02.2021 2375
Người dân xứ sở nghìn hồ thừa nhận rằng họ bị sốc khi biết tin quốc gia của mình được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất hành tinh. Phần Lan đứng đầu trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới từ Gallup trong ba năm liên tiếp. Cuộc khảo sát hàng năm của Gallup dựa trên sáu yếu tố chính: GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ, tự do lựa chọn cuộc sống, sự hào phóng và mức độ tham nhũng. Phần Lan đạt điểm cao trong tất cả các hạng mục này, đặc biệt ở yếu tố hào phóng.
Lễ hội truyền thống ở Wakayama
04.01.2021 1557
Lễ hội lửa Oto Matsuri, hội Waka Matsuri hay Hina Nagashi là một trong những nét đẹp văn hoá của tỉnh Wakayama. Tỉnh Wakayama nằm ở bán đảo Kii thuộc vùng Kinki trên đảo Honshu. Nơi đây nổi tiếng với sản vật trái cây, cá ngừ tươi ngon và các lễ hội văn hóa. Những lễ hội truyền thống được người dân lưu giữ qua hàng ngàn năm. Sau đây là 5 lễ hội tại vùng đất này.
Những nét đẹp văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc vào dịp Tết cổ truyền
23.12.2020 2541
Chỉ còn 50 ngày nữa chúng ta sẽ bắt đầu bước sang năm mới – năm Tân Sửu 2021. Nhắc đến Tết mọi người sẽ nhớ đến những phong tục, tập quán truyền thống của mình. Đó thực sự là những nét đẹp truyền thống, răn dạy con người nhớ về nguồn cội, sống hiếu nghĩa với cha mẹ, thuận hòa với anh em người thân, có trách nhiệm với cộng đồng, tình làng nghĩa xóm. 
Văn hoá thủ đô - những điều thú vị về Hà Nội dấu yêu
23.12.2020 1918
Với hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới nay Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất nước với các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. Vùng đất lành vốn đã sản sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, những vị anh hùng, danh nhân được dân gian ca ngợi và những lễ hội dân gian mang đậm màu sắc lịch sử, có tác động sâu sắc đến tinh thần của người dân
Tin xem nhiều
Tin mới nhất