Dù ở Việt Nam, Hàn Quốc hay nhiều làng nhạc trên toàn thế giới, nhạc pop luôn có một chỗ đứng vững chắc, bao lâu nay vẫn vậy, bất chấp những dòng nhạc khác điển hình như dustep, dance, electronic, Jazz… phát triển như vũ bão.
Pop là gì?Pop là một thể loại của nhạc đương đại và rất phổ biến trong làng nhạc đại chúng. Thuật ngữ này không cho biết một cách chính xác về thể loại nhạc hay âm thanh riêng lẻ nào, thay vào đó, nghĩa của nó lại phụ thuộc vào từng khoảng thời gian trong lịch sử và từng địa điểm khác nhau trên thế giới, bởi vậy, pop thực sự rất đa dạng về phân loại.
Tiếp bước Michael Jackson và Madonna là những cái tên đình đám như Mariah Carey, Destiny's Child, Backstreet Boys, *NSYNC, Westlife, 98 Degrees, Hanson, Christina Aguilera, Britney Spears, Jennifer Lopez… Với những phong cách âm nhạc riêng, những cái tên kể trên đã góp phần giúp dòng nhạc Pop ngày càng phổ biến và khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thế giới.
Thậm chí, ở cuối thập niên 1990, hai cô "công chúa" Britney Spears và Christina Aguilera còn thành công vang dội và gây bão trên toàn thế giới với 2 bản nhạc pop là Baby One More Time và Genie in a Bottle năm 1999.
Sang đến thời điểm 2010 trở về đây, thị trường nhạc pop bắt đầu phân hóa mạnh với sự ra đời của electropop, dance pop, synthpop, electrohop và các thể loại nhạc tương tự. Qua sự thể hiện của David Guetta, Enrique Iglesias, Britney Spears, Ke$ha, Christina Aguilera, Lady Gaga, Rihanna, Katy Perry, Chris Brown, Owl City, Jennifer Lopez, Pitbull, Ne-Yo, LMFAO và Black Eyed Peas... những thể loại nói trên ngày một phát triển.
Nhạc pop – lựa chọn số một ở Việt Nam Giống như làng nhạc thế giới, hầu hết ca sĩ Việt Nam đều lựa chọn pop làm một lối đi an toàn để phát triển sự nghiệp cá nhân.Ở Việt Nam, đến cuối những năm 1990, pop mới bắt đầu phát triển. Đây được xem như thời kỳ vàng son của làng nhạc Việt khi có tới 4 nữ ca sĩ được phong hàng diva: Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Trần Thu Hà. Không chỉ tiên phong với dòng nhạc này, họ còn thành công rực rỡ khi ghi được tên tuổi của mình trong lòng khán giả.
Hầu hết những ca sĩ đàn em sau Mỹ Linh, Hồng Nhung… cũng đều lựa chọn dòng nhạc pop, dù họ được đào tạo bài bản và có khả năng hát những dòng nhạc cổ điển rất tốt. Từ những ngôi sao có tiếng như Trần Thu Hà, Mỹ Tâm, Hồ Quỳnh Hương… tới những giọng ca trẻ đang nổi tiếng như Văn Mai Hương, Bùi Anh Tuấn… đều bị hấp dẫn bởi những bản nhạc pop mềm mại, trữ tình.Những hạn chế của nhạc pop Nhạc pop được gọi là dòng nhạc đại chúng bởi so với những dòng nhạc khác nó khá đơn giản và hướng đến đại đa số khán giả. Chính vì lẽ đó, nhạc pop rất dễ nghe dễ nhớ với giai điệu đơn giản cùng đoạn điệp khúc được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây là ưu điểm giúp pop chinh phục được nhiều đối tượng khán giả nhưng đồng thời cũng là nhược điểm của pop. Có thể thấy nhạc pop đang ngày càng nghèo nàn về giai điệu cũng như chủ đề sáng tác. Thời gian gần đây, xuất hiện vô số ca khúc na ná nhau về mặt giai điệu, beat. Ví dụ cụ thể cho thấy sự nhàm chán của pop, đó chính là các ca khúc của Super Junior. Sau thành công của Sorry Sorry, Super Junior tiếp tục tung ra Mr. Simple, Bonamana, Free, Sexy and Single… Tuy nhiên, ở các ca khúc sau đó, khán giả vẫn thấy đâu đó hình bóng của Sorry Sorry. Hầu hết fan đều phải thừa nhận, những ca khúc gần đây của Suju quá giống nhau và lạm dụng nhạc điện tử một cách thái quá dẫn đến nhàm chán. Hạn chế thứ hai của pop đó chính là càng nghe càng… chán, dẫn đến tuổi thọ của một ca khúc nhạc pop không kéo dài được quá lâu. Thường thì mỗi bài hát có tuổi đời dưới một năm hoặc một vài ba tháng nhất định. Những ca khúc như Blurredline, Wercking ball… được nghe nhiều nhất nhì mùa hè năm 2013 nhưng đến thời điểm hiện tại, những ca khúc trên chỉ còn là quá khứ và không còn thu hút sự chú ý. Ở Việt Nam, nhạc pop cũng thường xuất hiện kèm theo cụm từ “mì ăn liền”. Nguyên nhân là bởi những ca khúc dạng này có tuổi thọ quá ngắn. Thực tế cho thấy hầu hết các ca khúc nhạc pop chỉ đảm bảo yếu tố giải trí tức thời, nó dễ nghe, dễ thuộc nhưng cũng rất dễ quên sau một vài lần nghe. Ở pop không có sự màu mè, gai góc mà khá đơn điệu khiến người nghe, nhất là những khán giả kĩ tính cảm thấy khó tìm được hứng thú và sự thú vị riêng.