Đàn bầu - một giá trị thuần Việt

Đàn bầu - một giá trị thuần Việt
15.04.2020 2910

Đàn bầu là của Việt Nam

Tại Hội thảo, với sự góp mặt của các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, các nghệ sĩ, nghệ nhân đại diện cho cộng đồng người Mường, người Việt trong cả nước đều khẳng định “Đàn bầu là một nhạc cụ độc đáo của người dân Việt Nam”. Ở đó, trong diễn trình văn hóa Việt Nam nói chung, trong nền âm nhạc Việt Nam nói riêng, đàn bầu giữ một vị trí bền vững không thể phủ nhận. Từ trong các sinh hoạt âm nhạc dân gian, các lễ nghi phong tục, các loại hình sân khấu truyền thống, âm nhạc cung đình cho tới các sáng tác mới cho nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ phương Tây trong mấy chục năm gần đây đều có sự tham gia trình diễn của đàn bầu. Việc nghiên cứu, sáng tạo trong mọi khía cạnh liên quan đến đàn bầu cũng được thực hiện từ nhiều thập kỷ qua với thành quả đạt được là những tài liệu văn bản, sách xuất bản, tác phẩm âm nhạc mới, các nhạc cụ cải tiến.

Để dẫn chứng cho điều này, NSND Thanh Tâm - Chủ nhiệm CLB Nghệ thuật Đàn bầu Việt Nam cho biết, do hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, những nghiên cứu, ghi chép về cây đàn bầu còn lại tới nay không nhiều. Tuy nhiên, những chuyện kể, giai thoại dân gian về tổ nghề đàn bầu… phần nào cho chúng ta một hình dung về sự ra đời của nó. Trong đó có 3 tích truyện đáng chú ý. Thứ nhất, cố nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát trong bài viết “Le Dan Bau” công bố trong bản tin của Âm nhạc Dân gian quốc tế năm 1960 kể lại tích Trương Viên đi đánh giặc, vợ ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng. Sau nhiều tháng ngày đằng đẵng mong chờ, hai mẹ con lên đường đi tìm Trương Viên với bao trắc trở, gian nguy và đã được Tiên bà tặng một cây đàn, nhờ đó mà tìm được Trương Viên. Thứ hai, nhạc sĩ Đặng Hoành Loan dẫn theo bộ sử “Đại Nam thực lục” chỉ ra rằng đàn bầu ra đời năm 1770 và người chế ra cây đàn một dây này là Tôn Thất Dục. Thứ ba, theo nghệ nhân Nguyễn Văn Nguyên kể lại thì đàn bầu lại chính là báu vật mà Bụt ban cho Thái tử Trần Quốc Đĩnh… Như vậy là cả trong 3 giả thuyết đều có một điểm chung là có nhân vật cụ thể (Trương Viên, Tôn Thất Dục, Trần Quốc Đĩnh). Điều đó cũng có nghĩa đàn bầu ra đời trong cuộc sống của người Việt, được xác quyết bằng những con người có thực. Và cộng đồng tin vào điều đó.

Cũng theo NSND Thanh Tâm, trên thế giới, cây đàn một dây có ở nhiều quốc gia, nhưng đều dừng lại ở mức độ khá đơn sơ. Duy chỉ có cây đàn bầu của Việt Nam là phát triển ở trình độ cao với kỹ thuật diễn tấu đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc. Trong hệ thống nhạc cụ truyền thống, nó có vị trí rất đặc biệt, nhất là từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (tháng 8/1945), tiếp đó là việc thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam, năm 1956 (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam), cây đàn bầu đã được đưa vào giảng dạy - học tập một cách chính quy. Cũng từ đó, những sáng tạo, cải tiến cây đàn bầu của nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ, người chế tác nhạc cụ cũng đã lần lượt xuất hiện.

Xứng danh di sản

Có thể thấy, với giá trị đặc biệt và thông căn cứ lịch sử thì tính đến ngày nay đàn bầu Việt Nam sắp tròn 1.050 tuổi. Thế nhưng, một cây đàn được coi là “hồn cốt” của dân tộc, được nhiều người trong nước và quốc tế yêu thích, nghiên cứu nhưng cho đến nay đàn bầu vẫn chưa được công nhận là di sản văn hoá cấp quốc gia. Nhận thấy đây là vấn đề cấp bách nhằm khẳng định vị thế của cây đàn bầu trong nền văn hóa Việt Nam và thế giới, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam vừa chính thức triển khai xây dựng hồ sơ khoa học đệ trình xin công nhận đàn bầu là di sản văn hóa quốc gia trong thời gian tới.

Để đàn bầu trường tồn, theo NSƯT Bùi Lệ Chi - Trưởng Bộ môn Đàn bầu, Khoa Âm nhạc truyền thống (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam), cần phải chú trọng vào công tác đào tạo. Bởi thực tế hiện nay, nhiều dòng nhạc du nhập vào Việt Nam và được giới trẻ yêu thích chính vì vậy mà đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại những vấn đề liên quan đến ngành nghề của mình như thực trạng đào tạo, biểu diễn… cho phù hợp. trong khi còn những bất cập cần phải được điều chỉnh, giải quyết. Với công tác đào tạo nghệ nhân đàn bầu trong nhà trường nhất thiết phải được bắt đầu khi tuổi còn nhỏ, chứ không thể bắt đầu ở lứa tuổi đã lớn như hiện nay bằng việc mở lại hệ sơ cấp như trước đây. Ngoài ra, thời lượng dành cho việc học chuyên ngành phải được tăng cường như trước đây (2 tiết/tuần) chứ không nên giảm tải như hiện nay (1tiết/tuần). Đặc biệt, khuyến khích các nhạc sĩ, nghệ sĩ, giảng viên tham gia sáng tác cho đàn bầu bằng nhiều hình thức khác nhau: Hỗ trợ kinh tế, giải thưởng... Có như vậy, sự nghiệp đào tạo và biểu diễn đàn bầu mới có hy vọng phát triển lâu bền.

Cùng với đó, để đàn bầu có thể hội nhập vào xu thế phát triển chung của xã hội, NSND Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho rằng, cần phải tập chung vào công tác sáng tác để đàn bầu có thêm nhiều tác phẩm mới. So với thời kỳ trước, hiện nay các nhạc sĩ ít viết cho cây đàn bầu. Ngoại trừ một số nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú vẫn tiếp tục say mê truyền bá và biểu diễn đàn bầu... Khả năng khai thác nghệ thuật diễn tấu của cây đàn bầu là phong phú trên cả hai lĩnh vực sáng tác và biểu diễn. Giờ đây ngay các nhạc sĩ quốc tế cũng bắt đầu quan tâm tìm hiểu và viết cho cây đàn bầu. Hy vọng trong tương lai các nhạc sĩ sẽ chú ý dành tâm huyết nhiều hơn nữa với cây đàn bầu, trong đó có các hình thức độc tấu, hòa tấu kết hợp dàn nhạc dân tộc và dàn nhạc giao hưởng. Vì đàn bầu là nhạc cụ Việt Nam độc đáo, độc nhất vô nhị, tiếng nói âm nhạc thuần khiết, một đại diện xứng đáng cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tin chọn lọc khác
Nghe người trẻ làm mới nhạc Trịnh Công Sơn
14.04.2020 2893
Người trẻ làm mới nhạc Trịnh không còn là việc mới mẻ - với những khán giả yêu nhạc Trịnh nói riêng và âm nhạc Việt Nam nói chung. Gần nhất, có ca sĩ Hà Lê đã gây ấn tượng mạnh với ca khúc “Hạ trắng” trong chương trình “Trời sinh một cặp 2020” khi “khoác” lên nhạc Trịnh một diện mạo mới . 
Âm nhạc chất liệu dân gian đang hồi sinh ở Vpop
10.04.2020 1577
Sự yêu thích bất ngờ của khán giả dành cho những bài hát nửa rap nửa bolero như Sóng gió, Bạc phận, Hồng nhan, Em gì ơi dường như cho thấy âm nhạc hiện nay đang còn nhiều đất trống cho âm nhạc ngoại vi. Bởi Vpop trước giờ vẫn được định hình cho thị hiếu thành thị, với những dòng nhạc hiện đại chịu ảnh hưởng của thế giới như pop, rap, R&B...
Nhạc truyền thống sống trong thời hiện đại
09.04.2020 2484
Nhịp sống hiện đại càng lúc càng nhanh đến mức mà rất ít người quay mặt để nhìn lại những giá trị truyền thống. Nhưng không vì lẽ đó mà các giá trị xưa kia, nhất là âm nhạc truyền thống ngày càng bị mai một.
Bản tiếng Anh của Ghen Cô Vy ra mắt cùng dự án 'EndcoV'
08.04.2020 1314
MV Ghen cô Vy (Ghen co Vy) bản tiếng Anh ra mắt vào 20h tối 9-4 với sự tham gia của ca sĩ Min, Erik. Đi kèm là dự án #EndCoV do tín đồ thời trang Châu Bùi với vai trò đại sứ.
Đưa văn hóa dân gian vào nhạc trẻ
07.04.2020 1977
Nhiều ca sĩ chọn hướng đưa văn hóa dân gian vào sản phẩm âm nhạc của mình, tạo nên làn gió mới cho nhạc trẻ Việt thời gian gần đây và nhận được sự ủng hộ của đông đảo khán giả.
Ấn tượng cải lương Việt với Triều kịch Quảng Đông
05.04.2020 1471
Lễ hội Nguyên tiêu diễn ra định kỳ hàng năm đều để lại ít nhiều ấn tượng với công chúng khi kết thúc và năm nay cũng không ngoại lệ. Bởi trong Lễ hội Nguyên tiêu truyền thống năm nay, khán giả mộ điệu còn có những ký ức tuyệt vời về cải lương Việt với Triều kịch Quảng Đông, khi hai hình thức nghệ thuật này có buổi giao lưu thú vị.
Nhạc Việt cần bảng xếp hạng như Billboard
04.04.2020 1342
Khi những con số tưởng chừng rất thật như lượt view, top trending trên YouTube Việt Nam luôn bị tác động, phù phép, thị trường âm nhạc cần đến bảng xếp hạng chuyên môn có giá trị khác như Billboard
Xây dựng tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bên bờ biển Quy Nhơn
03.04.2020 1324
Tỉnh Bình Định đang tiến hành thực hiện chủ trương xây dựng tượng nghệ thuật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại công viên bên bờ biển TP Quy Nhơn.
Tân nhạc Việt Nam dưới mắt Jason Gibbs
02.04.2020 1437
Sau nhiều năm bỏ công sức nghiên cứu âm nhạc Việt Nam (từ năm 1993), Jason Gibbs (hiện đang làm việc ở Thư viện Công cộng San Francisco, Mỹ) đã cho ra đời nhiều bài tiểu luận về tân nhạc Việt Nam, cũng như phân tích ảnh hưởng của phương Tây đối với âm nhạc Việt Nam.
Nhạc Việt giữa cơn bão cách mạng công nghiệp 4.0
01.04.2020 1335
TP.HCM diễn ra tọa đàm với chủ đề “Nền công nghiệp âm nhạc Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế và công nghiệp âm nhạc dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0”.
Tuyển tập 20 ca khúc siêu lãng mạng cho mùa Valentine
12.02.2020 2098
Tuyển tập 10Những bát hát về tình yêu vô cùng lãng mạng và dễ thương cho mùa Valentine. Hãy dùng list nhạc này để tỏ tình với nửa kia thật lãng mạng và có một mùa Valentine thật ấm áp, hạnh phúc.
Tuyển tập bản Hit Acoustic nhẹ nhàng tâm trạng hay 2020
10.02.2020 2372
Tuyển tập bản Hit Acoustic Nhẹ Nhàng Tâm Trạng Hay 2020
Nhạc trẻ Acoustic hay nhất 2019
01.02.2020 2219
Nhạc trẻ Acoustic hay nhất 2019. Những bản nhạc Việt acoustic dễ đi vào lòng người và là những bản nhạc nổi nhất năm 2019. Cùng thưởng thức khoản thời gian thư giãn với dòng nhạc acoustic sâu lắng
Nhạc thiền cho tâm bình lặng và an yên
03.02.2020 1987
Nhạc thiền cho tâm bình lặng và an yên. Những bản nhạc thiền nhẹ nhàng và sâu lắng giúp bạn cảm thấy thư giãn và an yên. Tuyển tập gồm những bài nhạc thiền hay trong năm 2019.
Những bản nhạc nhẹ nhàng thư thái tâm hồn
31.10.2019 2058
Một bản nhạc nhẹ nhàng lãng mạng, với một cuốn sách và ly caffe vậy là tận hưởng cuối tuần đầy trọn vẹn! Âm nhạc là cầu nối là nhịp thở êm dịu của cuộc sống đúng không bạn?
Tin xem nhiều
Tin mới nhất