Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam
19.04.2020 3232
Đàn tranh

Đàn Tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110-120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25-30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15-20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn còn gọi là (con Nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh. Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo 3 móng vào ngón cái, trỏ, giữa để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.

Âm sắc Đàn Tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng.

Đàn Tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc Tài Tử, phường Bát Âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Đàn bầu

Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền Cầm, là nhạc cụ đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

Đàn thân tre: là đàn của những người hát Xẩm. Thân đàn làm bằng 1 đoạn tre hoặc bương dài khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương.

Đàn hộp gỗ là loại đàn cải tiến sau này, dùng cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đàn hộp gỗ có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Về hình dáng và chất liệu của hộp cộng hưởng (tức Thân đàn) của hai loại đàn có khác nhau, nhưng về cấu tạo, hai đàn hoàn toàn giống nhau.

Dây đàn có chiều dài chạy suốt thân đàn. Thuở xưa dây đàn làm bằng tơ tằm se thành sợi, về sau thay bằng dây sắt.

Bầu đàn làm bằng 1/2 vỏ quả bầu nậm (lấy đoạn núm thắt cổ bồng). Bầu đàn lồng vào giữa vòi đàn nơi buộc dây đàn. Bầu đàn có tác dụng tăng thêm âm lượng cho đàn. Ngày nay người ta tiện bầu đàn bằng gỗ và chỉ có tác dụng tạo dáng mà thôi.

“Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha”.Âm thanh của đàn ngọt ngào, sâu lắng tình người. Không chỉ là người Việt Nam mà bất cứ ai đã từng nghe tiếng đàn bầu chắc hẳn đã bị cuốn hút bởi những giai điệu ngân nga, ngọt ngào, quyến rũ đến khó quên.

Ðàn Ðáy

Đây là một trong những cây đàn dài nhất do người Việt nam chế tác vào thời Lê (thế kỷ XV-XVIII). Ngày xưa nó còn có tên Vô để cầm(đàn không đáy) hay có người gọi là Đới cầm…Trong lối hát Ả đào hay ca trù,đàn đáy lá 1 nhạc cụ duy nhất cùng với phách và trống đế.Đàn đáy rất hợp với loại thơ cổ âm thanh nỉ non buồn mát. Với hệ thống gắn phím 7 cung chia đều nhau, do vậy khi người hát lên cao, xuống thấp một chút thì người nghệ sỹ không phải vặn dây lại mà chỉ cần đổi thế bấm một cách nhanh chóng.

Đàn Đáy còn có một độc đáo hơn những cây đàn gảy khác là có thể tạo nên những ngón chùn khi bấm phím(Những đàn gảy khác chỉ có nhấn cao mà thôi. Nên Đàn Đáy bắt chước giọng nói rất hay và rất đa dạng trong cách đàn.

Đàn Tỳ Bà

Tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa.

Người ta chế tác Tỳ Bà bằng gỗ Ngô Đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.

Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 – 100 cm. Phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon.

Mặc dù đàn Tỳ Bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa và trở thành cây đàn của Việt Nam, thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc.

Đàn nguyệt

Hay còn gọi là đàn Kìm, được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt. Xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI, cho tới nay nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt và là nhạc cụ chủ yếu dành cho nam giới.

Nhờ có cần tương đối dài và những phím cao, nhạc công có thể tạo được những âm nhấn nhá uyển chuyển, mềm mại.

Tiếng đàn trong, vang, khả năng biểu hiện phong phú- khi thì sôi nổi ròn rã, lúc lại nỉ non sâu lắng, do đó đàn nguyệt có mặt cả trong những cuộc hoà tấu nhạc lễ trang nghiêm, những cuộc hát văn lôi cuốn, những lễ tang bùi ngùi xúc động cũng như những cuộc hoà tấu thính phòng thanh nhã với những hình thức diễn tấu khác nhau: đệm cho hát, hoà tấu và độc tấu.

Cây đờn cò (nhị)

Đã có mặt trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam từ lâu đời, đã trở nên thân quen và gần gũi với mọi người dân Việt Nam, nó được trân trọng quí báu như cổ vật gia bảo. Đờn cò đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng và đắc lực không thể thiếu trong các dàn nhạc dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay.

Người dân Nam bộ gọi là “đàn cò” vì hình dáng giống như con cò, trục dây có đầu quặp xuống như mỏ cò- Cần đờn như cổ cò – thân đờn như con cò – tiến đờn nghe lảnh lót như tiếng cò. Trong các dàn nhạc phường bát âm, ngũ âm, nhã nhạc, chầu văn, sắc bùa, nhặc tài tử, cải lương dàn nhạc dân tộc tổng hợp, dân ca… đều có đờn cò.Ngày nay đàn nhị có mặt hầu hết trong các dàn nhạc Việt nam, các trung tâm băng nhạc ngày nay cũng khai thác âm thanh đàn nhị trong những nhạc phẩm về quê hương hay những ca khúc buồn.

Tam thâp lục

Là nhạc khí dây, chi gõ của dân tộc Việt. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục.

Đàn Tam thập lục hình thang cân, mặt đàn hơi phồng lên ở giữa, làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Cầu đàn, thành đàn làm bằng gỗ cứng, trên mặt đàn đặt so le hai hàng ngựa, mỗi hàng 18 ngựa. Cần đàn bên trái có 36 móc để mắc dây, bên phải có 36 trục để lên dây. Dây đàn làm bằng kim khí. Que đàn được làm bằng hai thanh tre mỏng, dẻo, ở đầu được quấn dạ để tiếng đàn được êm. Âm thanh đàn Tam thập lục trong sáng, thánh thót, rộn rã.

Khi biểu diễn nhạc công dùng 2 que gõ vào mặt đàn tạo ra các ngón như: Ngón rung, ngón vê, ngón bịt, ngón á, đánh cồng âm, hợp âm… Đàn Tam thập lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc sân khấu chèo, cải lương. Đàn đệm cho hát, độc tấu, tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Đàn tam

Là nhạc cụ Việt Nam có 3 dây (tam là ba). Trước đây người ta thường dùng nhạc cụ này trong dàn nhạc bát âm, ngày nay phần lớn các dàn nhạc đều có đàn tam với đủ loại kích cỡ, từ nhỏ, vừa đến lớn và cả loại đàn tam âm trầm, hòa điệu với những nhạc cụ âm trầm khác trong dàn nhạc.

Đàn tam có âm sắc không giống các đàn khảy dây khác như đàn tỳ bà, đàn nguyệt hay đàn tứ. Điều này có lẻ chịu ảnh hưởng phần nào bởi mặt bầu vang bịt da trăn. Đàn tam có màu âm vang, ấm, sáng sủa, thích hợp rộn rã. Tuy nhiên khi ở quãng thấp âm sắc đàn tam hơi đục, dùng để thể hiện những giai điệu trầm hùng, khỏe khoắn.

Đàn Sến

Đàn Sến là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), một số các nước khác ở Châu Á cũng có. Ðàn Sến được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam. Đàn Sến là nhạc khí khá phổ biến trong Dân tộc Việt, đặc biệt là ở miền Nam.

Màu âm Ðàn Sến trong trẻo, tươi sáng gần với Ðàn Nguyệt nhưng ít ngân vang hơn. Đàn Sến thường được sử dụng trong Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Cải Lương.

Đàn Gáo

Hay đàn Hồ là nhạc khí dây kéo (cung vĩ) phát triển từ Ðàn Nhị, to và dài hơn Ðàn Cò(Nhị) khá giống như Ðàn Hồ Cầm của Trung Quốc về tính năng. Hình dáng Ðàn Gáo được khắc trên bệ đá kê chân cột Chùa Phật Tích, ở miền Bắc người ta gọi là Ðàn Hồ. Theo GS Tô Vũ: “Gáo” và “Cò” là sáng tạo ngôn ngữ có tính cách dân gian ở Nam Bộ, để chỉ cây Nhị và Hồ ở miền Bắc và miền Trung, mà từ nguyên dễ khiến người ta liên hệ đến tính cách du nhập của những nhạc khí đó. Ðàn Gáo ở miền Nam người ta lấy nửa gáo dừa to, bịt mặt gỗ làm bầu đàn nên gọi là Ðàn Gáo.

Đàn Cò Gáo là nhạc khí dây kéo (cung vĩ), là một cải biên của Việt Nam từ loại Nhị Hồ (Trung Quốc) được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.

Đàn Gáo (đàn Hồ tiểu) có màu âm trầm hơn đàn Cò lòn, đầy đặn, rộng rãi chắc chắn hơn. Màu âm Ðàn Hồ đẹp, ấm hơi trầm phù hợp với tình cảm sâu lắng.

Đàn Gáo (Ðàn Hồ) tham gia trong Dàn Nhã nhạc, Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Chèo. Ðàn Gáo giữ vai trò quan trọng trong ban nhạc Xẩm, đệm cho các giọng thổ (trung, trầm). Ðàn Gáo (Ðàn Hồ) không thấy có mặt trong các biên chế Dàn nhạc Cung đình ngày trước, cũng như trong Dàn nhạc Tài tử miền Nam, đó là điểm duy nhất mà nó khác với Ðàn Cò. Nhưng nói chung Ðàn Gáo luôn cặp kè chung với Cò (Nhị) trong các Dàn nhạc Sân khấu cổ truyền, Cải lương và trong phe văn Dàn nhạc Lễ.

“Gáo” và “Cò” là sáng tạo ngôn ngữ có tính cách dân gian ở Nam Bộ, miền Bắc gọi là Đàn Hồ.

Đàn Ðoản

Là nhạc khí truyền thống của Dân tộc Việt và một số dân tộc ít người ở miền Bắc Việt Nam. Tương tự với Ðàn Ðoản, người H’ Mông có Thà Chìn, người Lô Lô có Gièn Xìn, hộp đàn mỏng hơn, có vẽ hoa và khoét lỗ thoát âm.

Đàn Ðoản là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn) một số nước khác ở Châu Á cũng có, Ðàn Ðoản được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.

(còn gọi là đàn nhật, tức đàn Mặt Trời), loại đàn có 4 dây bằng tơ (2 âm giống nhau); ở Nam Bộ gọi là đàn đoản vì cán đàn ngắn. Được xếp phím theo hệ thống 7 âm chia đều, cho nên khi đánh theo điệu thức 12 bình quân, cần phải nhấn mới đạt được cao độ theo ý muốn. Âm thanh giòn, khoẻ, vang, thích hợp với giai điệu vui, hoạt bát, dí dỏm. Đàn Tứ trước đây có mặt trong các dàn nhạc bát âm, tuồng, cải lương (ít dùng trong chèo).

Đàn Ðoản thường được sử dụng tham gia trong Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Cải Lương, ngày nay Ðàn Tứ đã được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hoà tấu.

Tin chọn lọc khác
Nghe người trẻ làm mới nhạc Trịnh Công Sơn
14.04.2020 2894
Người trẻ làm mới nhạc Trịnh không còn là việc mới mẻ - với những khán giả yêu nhạc Trịnh nói riêng và âm nhạc Việt Nam nói chung. Gần nhất, có ca sĩ Hà Lê đã gây ấn tượng mạnh với ca khúc “Hạ trắng” trong chương trình “Trời sinh một cặp 2020” khi “khoác” lên nhạc Trịnh một diện mạo mới . 
Âm nhạc chất liệu dân gian đang hồi sinh ở Vpop
10.04.2020 1577
Sự yêu thích bất ngờ của khán giả dành cho những bài hát nửa rap nửa bolero như Sóng gió, Bạc phận, Hồng nhan, Em gì ơi dường như cho thấy âm nhạc hiện nay đang còn nhiều đất trống cho âm nhạc ngoại vi. Bởi Vpop trước giờ vẫn được định hình cho thị hiếu thành thị, với những dòng nhạc hiện đại chịu ảnh hưởng của thế giới như pop, rap, R&B...
Nhạc truyền thống sống trong thời hiện đại
09.04.2020 2484
Nhịp sống hiện đại càng lúc càng nhanh đến mức mà rất ít người quay mặt để nhìn lại những giá trị truyền thống. Nhưng không vì lẽ đó mà các giá trị xưa kia, nhất là âm nhạc truyền thống ngày càng bị mai một.
Bản tiếng Anh của Ghen Cô Vy ra mắt cùng dự án 'EndcoV'
08.04.2020 1314
MV Ghen cô Vy (Ghen co Vy) bản tiếng Anh ra mắt vào 20h tối 9-4 với sự tham gia của ca sĩ Min, Erik. Đi kèm là dự án #EndCoV do tín đồ thời trang Châu Bùi với vai trò đại sứ.
Đưa văn hóa dân gian vào nhạc trẻ
07.04.2020 1978
Nhiều ca sĩ chọn hướng đưa văn hóa dân gian vào sản phẩm âm nhạc của mình, tạo nên làn gió mới cho nhạc trẻ Việt thời gian gần đây và nhận được sự ủng hộ của đông đảo khán giả.
Ấn tượng cải lương Việt với Triều kịch Quảng Đông
05.04.2020 1471
Lễ hội Nguyên tiêu diễn ra định kỳ hàng năm đều để lại ít nhiều ấn tượng với công chúng khi kết thúc và năm nay cũng không ngoại lệ. Bởi trong Lễ hội Nguyên tiêu truyền thống năm nay, khán giả mộ điệu còn có những ký ức tuyệt vời về cải lương Việt với Triều kịch Quảng Đông, khi hai hình thức nghệ thuật này có buổi giao lưu thú vị.
Nhạc Việt cần bảng xếp hạng như Billboard
04.04.2020 1342
Khi những con số tưởng chừng rất thật như lượt view, top trending trên YouTube Việt Nam luôn bị tác động, phù phép, thị trường âm nhạc cần đến bảng xếp hạng chuyên môn có giá trị khác như Billboard
Xây dựng tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bên bờ biển Quy Nhơn
03.04.2020 1324
Tỉnh Bình Định đang tiến hành thực hiện chủ trương xây dựng tượng nghệ thuật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại công viên bên bờ biển TP Quy Nhơn.
Tân nhạc Việt Nam dưới mắt Jason Gibbs
02.04.2020 1437
Sau nhiều năm bỏ công sức nghiên cứu âm nhạc Việt Nam (từ năm 1993), Jason Gibbs (hiện đang làm việc ở Thư viện Công cộng San Francisco, Mỹ) đã cho ra đời nhiều bài tiểu luận về tân nhạc Việt Nam, cũng như phân tích ảnh hưởng của phương Tây đối với âm nhạc Việt Nam.
Nhạc Việt giữa cơn bão cách mạng công nghiệp 4.0
01.04.2020 1335
TP.HCM diễn ra tọa đàm với chủ đề “Nền công nghiệp âm nhạc Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế và công nghiệp âm nhạc dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0”.
Tuyển tập 20 ca khúc siêu lãng mạng cho mùa Valentine
12.02.2020 2098
Tuyển tập 10Những bát hát về tình yêu vô cùng lãng mạng và dễ thương cho mùa Valentine. Hãy dùng list nhạc này để tỏ tình với nửa kia thật lãng mạng và có một mùa Valentine thật ấm áp, hạnh phúc.
Tuyển tập bản Hit Acoustic nhẹ nhàng tâm trạng hay 2020
10.02.2020 2372
Tuyển tập bản Hit Acoustic Nhẹ Nhàng Tâm Trạng Hay 2020
Nhạc trẻ Acoustic hay nhất 2019
01.02.2020 2220
Nhạc trẻ Acoustic hay nhất 2019. Những bản nhạc Việt acoustic dễ đi vào lòng người và là những bản nhạc nổi nhất năm 2019. Cùng thưởng thức khoản thời gian thư giãn với dòng nhạc acoustic sâu lắng
Nhạc thiền cho tâm bình lặng và an yên
03.02.2020 1987
Nhạc thiền cho tâm bình lặng và an yên. Những bản nhạc thiền nhẹ nhàng và sâu lắng giúp bạn cảm thấy thư giãn và an yên. Tuyển tập gồm những bài nhạc thiền hay trong năm 2019.
Những bản nhạc nhẹ nhàng thư thái tâm hồn
31.10.2019 2058
Một bản nhạc nhẹ nhàng lãng mạng, với một cuốn sách và ly caffe vậy là tận hưởng cuối tuần đầy trọn vẹn! Âm nhạc là cầu nối là nhịp thở êm dịu của cuộc sống đúng không bạn?
Tin xem nhiều
Tin mới nhất