Có thể bạn chưa biết: Có tới 36 nền văn minh ngoài vũ trụ

Có thể bạn chưa biết: Có tới 36 nền văn minh ngoài vũ trụ
04.11.2020 3976

Bằng cách sử dụng nguyên tắc “Copernic Sinh học”, các nhà khoa học đã xác định rằng có khả năng có ít nhất 36 nền văn minh đang hoạt động và giao tiếp trên khắp dải Ngân Hà của chúng ta.

Ngày 15/6/2005 một nhóm nhà nghiên cứu của Đại học Nottingham đã công bố một nghiên cứu mới của họ trên tạp chí Vật lý thiên văn (The Astrophisical Journal) cung cấp thông tin về việc ước tính có bao nhiêu nền văn minh ngoài hành tinh có khả năng giao tiếp với chúng ta. Và con số khiến khá nhiều người bất ngờ, có tới 36 nền văn minh đang tồn tại trong Dải Ngân Hà, được tìm thấy dựa trên tính toán/ ước tính tiến hoá của vũ trụ của các nhà nghiên cứu vụ trũ.

Mặc dù chưa từng có dấu hiệu của sự đột kích hay xâm nhập của người ngoài hành tinh vào Căn cứ 51, nhưng các nhà thiên văn học vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc trong công cuộc tìm kiếm người ngoài hành tinh và xem liệu Trái Đất có phải là hành tinh duy nhất có sự sống hay không. Các nhà khoa học từ lâu đã tranh luận về sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Việc mâu thuẫn giữa các lý thuyết cho rằng tồn tại sự sống ở hành tinh khác và thiếu bằng chứng xác thực, đã khiến nhiều nhà nghiên cứu đau đầu và trở thành một câu hỏi hóc búa trong nhiều thế kỉ mang tên là Nghịch lý Fermi.


Hình ảnh thiên hà Whirlpool chụp bởi Kính thiên văn Hubble, công bố ngày 25-4-2005. Ảnh: NASA


Nhóm tác giả đã phát triển cái mà họ gọi là Nguyên lý "Copernic Sinh học" để thiết lập các giới hạn yếu và mạnh về sự sống trong Ngân hà. Các phương trình này bao gồm lịch sử hình thành các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, tuổi của các ngôi sao, hàm lượng kim loại và khả năng các ngôi sao "nuôi dưỡng" các hành tinh giống Trái đất trong những khu vực có thể sinh sống, nơi sự sống có thể hình thành. Vùng có thể sinh sống là những nơi có khoảng cách phù hợp với một ngôi sao, không quá nóng hoặc quá lạnh, nơi có nước lỏng trên bề mặt hành tinh.

Giáo sư Conselice cho biết trong số các yếu tố trên, các khu vực có thể sinh sống là rất quan trọng, nhưng việc hành tinh đó quay quanh một ngôi sao yên tĩnh, ổn định trong hàng tỷ năm có thể là quan trọng nhất.


Các nhà khoa học từ lâu đã nỗ lực tìm kiếm dấu hiệu của các nền văn minh khác trong vũ trụ. Ảnh: Newsweek


Hiện nay các nhà thiên văn học đang thay đổi cách chúng ta nghĩ về các hành tinh "có thể sinh sống được". Phó giáo sư Tom Westby, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết :"Hai nguyên tắc "Copernic Sinh học" giới hạn rằng các dạng sự sống thông minh hình thành trong vòng chưa đầy 5 tỷ năm, hoặc sau khoảng 5 tỷ năm - tương tự như trên Trái đất nơi một nền văn minh giao tiếp hình thành sau 4,5 tỷ năm".

Nhóm nghiên cứu cho biết giới hạn mạnh của nguyên tắc Copernic Sinh học là sự sống phải hình thành từ 4,5 đến 5,5 tỷ năm, như trên Trái đất, trong khi giới hạn yếu là một hành tinh ít nhất 4 tỷ năm để hình thành sự sống, nhưng sự sống có thể hình thành bất cứ lúc nào sau đó.

Đây được gọi là nguyên lý "Copernic Sinh học" vì nó đưa ra giả định rằng sự tồn tại của chúng ta không có gì đặc biệt", Giáo sư Conselice nói. "Đó là, nếu các điều kiện trong đó sự sống thông minh trên Trái đấy cũng phát triển được ở một nơi khác trong dải Ngân Hà thì sự sống thông minh sẽ phát triển được ở đó theo cách tương tự".

Dựa trên tính toán bằng cách sử dụng giới hạn mạnh "Copernic Sinh học", các nhà khoa học đã xác định rằng có khả năng 36 nền văn minh đang hoạt động và giao tiếp trên khắp dải Ngân hà của chúng ta. Giả thuyết này giả định rằng sự sống hình thành theo cách nó xảy ra trên Trái đất - vốn là sự hiểu biết duy nhất của chúng ta về vấn đề này cho đến nay. Giả thuyết cũng cho rằng hàm lượng kim loại trong "ngôi sao mẹ" của các hành tinh này tương đương với Mặt trời của chúng ta, vốn rất giàu kim loại.

Hiện tại, con người mới chỉ đang tạo ra các tín hiệu như truyền radio từ vệ tinh trong một thời gian ngắn và nền văn minh "công nghệ" của chúng ta có tuổi đời chỉ khoảng một trăm năm. Hãy tưởng tượng khoảng 36 nền văn minh khác đang làm điều tương tự trên khắp Ngân Hà. Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi con số này quá nhỏ - nhưng không phải bằng 0. "Điều đó là đáng chú ý", Giáo sư Conselice nói.

Mặc dù nghiên cứu nói trên chỉ xem xét Thiên hà của chúng ta, khoảng cách vẫn là một yếu tố hạn chế. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng khoảng cách trung bình giữa các nền văn minh tiềm năng này sẽ bằng khoảng 17.000 năm ánh sáng. Việc phát hiện các tín hiệu hoặc gửi thông tin liên lạc bằng công nghệ hiện tại sẽ mất nhiều thời gian đến mức gần như không thể.

"Việc tìm kiếm sự sống thông minh chỉ được dự kiến sẽ mang lại một quan sát tích cực nếu tuổi thọ trung bình của giao tiếp thông minh ngoài hành tinh trong Thiên hà của chúng ta là 3.060 năm. Điều đó có nghĩa là, nền văn minh giao tiếp của chúng ta trên Trái đất sẽ cần phải tồn tại trong 6.120 năm - vượt xa tuổi đời ngắn ngủi của công nghệ vô tuyến tầm xa (mới xuất hiện khoảng 100 năm trước) - trước khi chúng ta có thể mong đợi một sự liên lạc hai chiều với nền văn minh ngoài Trái đất" - Giáo sư Conselice giải thích.

Nghiên cứu cũng cho rằng, theo các giả định thoải mái hơn ở giới hạn "Copernic Sinh học" yếu, sẽ có tối thiểu 928 nền văn minh giao tiếp trong giải Ngân hà của chúng ta ngày nay, có nghĩa là nhiều trong số chúng ở phạm vi gần Trái đất hơn. Tuy vậy, cũng phải cần khoảng 700 năm để phát hiện các nền văn minh ở gần đó.


Tin chọn lọc khác
Sự ra đời của Hệ Mặt Trời
14.11.2023 2266
Mọi thứ trong Hệ Mặt Trời - Mặt Trời, các hành tinh, các mặt trăng, và các vật thể nhỏ hơn - đều được sinh ra trong một đám mây lớn, xoay tròn. Câu chuyện đã bắt đầu vào khoảng năm tỷ năm trước, với một đám mây được hình thành từ bụi và khí hydro. Cuối cùng, Mặt Trời của chúng ta hình thành ở trung tâm đám mây, nơi có mật độ dày đặc hơn và nóng hơn. Phần còn lại của đám mây tạo thành một đĩa xoáy gọi là tinh vân mặt trời.
Sao Thổ và Vành Đai Sao Thổ: Bí ẩn Trong Hệ Mặt Trời
06.11.2023 2570
Sao Thổ, còn được gọi là Sao Mộc, là một trong những hành tinh trong hệ Mặt Trời. Nó nằm ở vị trí thứ tư từ Mặt Trời và là hành tinh gần nhất với Trái Đất. Sao Thổ có một loạt các đặc điểm thú vị, và một trong những đặc điểm nổi bật là Vành Đai Sao Thổ.
Trái Đất theo góc nhìn từ “Bách khoa toàn thư không gian”
04.11.2023 2583
Trong Vũ Trụ mênh mông, Trái Đất chỉ là một chấm nhỏ. Trái Đất là ngôi nhà của chúng ta, và nó dường như rất to lớn. Việc bay sang bờ bên kia của Trái Đất mất cả một ngày, còn để căng buồm chu du khắp thế gian cũng tốn đến hàng tuần.
Hiện tại robot đã phát triển đến đâu?
24.09.2023 3076
Sự phát triển của robot thông minh hiện nay đang là một trong những vấn đề đang đc rất nhiều sự quan tâm.
Mặt trăng liệu có thay đổi?
23.09.2023 3298
Du hành lên Mặt Trăng, chuyến bay không gian riêng hay Hệ Mặt Trời rộng lớn hơn đều là những điều có thể xảy ra trong không gian vào năm 2023.
Sự thật thú vị: Bạn có thể nhảy cao đến mức nào trên các hành tinh khác nhau?
20.03.2021 9586
Trọng lực là thứ giữ cho đôi chân của bạn vững chắc trên mặt đất. Đó là lý do tại sao một người bình thường chỉ có thể nhảy thẳng lên cao tới 1,5 feet (~0.5m). Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta phải sống trên một hành tinh khác - ví dụ: sao Kim hay sao Thổ? Hãy cùng tìm hiểu những khó khăn mà chúng ta phải chịu đựng ở đó. Bạn có thể nhảy cao đến mức nào trên các hành tinh khác? 
Khám phá sao Mộc – Hành tinh lớn nhất hệ mặt trời
19.03.2021 9696
Sao Mộc có tên tiếng Anh là Jupiter, được đặt theo tên của một vị thần cổ đại. Nó có một khối lượng cực kì lớn, từ trường mạnh và nhiều mặt trăng hơn bất kì hành tinh nào khác trong đại gia đình của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu về hành tinh đặc biệt này nhé!
Câu chuyện về Trái đất – Hành tinh hoàn hảo của chúng ta
18.03.2021 10844
Kể từ năm 1970, số lượng động vật hoang dã trên trái đất đã giảm tới 70%. Một nửa diện tích rừng nhiệt đới của thế giới đã mất đi và thập kỷ vừa rồi được ghi nhận là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử. Tất cả những hậu quả đó đều xuất phát từ tác động của con người đối với thiên nhiên.
Khám phá bí ẩn khoa học vũ trụ: Trái Đất cách siêu hố đen 25.800 năm ánh sáng
01.12.2020 3090
Bản đồ mới của các nhà thiên văn Nhật Bản cho thấy trung tâm dải Ngân Hà, nơi có hố đen siêu khối lượng, chỉ cách Trái Đất 25.800 năm ánh sáng, ngắn hơn khoảng cách 27.700 năm ánh sáng mà Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (IAU) chấp nhận năm 1985, Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản (NAOJ) hôm 26/11 thông báo. 
Công bố từ NASA: Phát hiện có ít nhất 300 triệu hành tinh “có thể sống được”
14.11.2020 2360
Từ năm 2009 đến 2018, kính viễn vọng không gian Kepler đã khám phá những vùng xa của thiên hà để tìm kiếm các ngoại hành tinh. Đặc biệt là các hành tinh dựa đá, có kích thước bằng Trái đất quay quanh một ngôi sao giống như Mặt trời và quỹ đạo gần như nhau.
Có thể bạn chưa biết: Có tới 36 nền văn minh ngoài vũ trụ
04.11.2020 3977
Bằng cách sử dụng nguyên tắc “Copernic Sinh học”, các nhà khoa học đã xác định rằng có khả năng có ít nhất 36 nền văn minh đang hoạt động và giao tiếp trên khắp dải Ngân Hà của chúng ta.
Những sự thật thú vị về Hệ mặt trời của chúng ta
02.11.2020 4212
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên rực rỡ nhất của khoa học khám phá vũ trụ. Rất nhiều điều huyền bí, diệu kỳ đang diễn ra ngay trong chính vũ trụ của chúng ta. Hệ mặt trời xưa cũ của chúng ta thực sự là một nơi khá kì quái với tất cả hiện tượng không thuộc thế giới này mà con người vẫn chưa thể giải thích được. Có tin đồn rằng một hành tinh khổng lồ chưa được khám phá đang ẩn náu sau Sao Hải Vương, Núi lửa trên Sao Diêm Vương phun ra băng và một hẻm núi khổng lồ trên Sao Hoả có thể chứa toàn bộ Hoa Kỳ và hầu hết thành phố Cleveland.
Thuyết vũ trụ song song không chỉ là khoa học viễn tưởng
02.11.2020 4940
Có phải chúng ta đang sống trong một “đa vũ trụ” do các vô số các vũ trụ song song tạo thành? Giả thuyết này nghe giống như một khái niệm trong phim khoa học viễn tưởng, tuy nhiên, từ lâu nó vẫn được nhìn nhận là có khả năng về mặt khoa học.
Giới thiên văn học lo lắng: dàn vệ tinh của SpaceX có thể làm hỏng cả bầu trời đêm
13.04.2020 2740
<p>SpaceX của Elon Musk đã phóng thành công 60 vệ tinh thuộc Starlink, dự án cung cấp mạng Internet tốc độ cao toàn cầu bằng một mạng lưới vệ tinh quỹ đạo. Lợi ích chưa thấy đâu, vì vẫn phải đợi xem toàn bộ 60 thiết bị có hoạt động trơn tru không, thì đã thấy có lời phàn nàn về tác hại của Starlink:</p> <p>Các nhà thiên văn học lo ngại khi chưa rõ Starlink sẽ ảnh hưởng thế nào tới hoạt động quan sát vũ trụ của con người.</p>
Nghiên cứu khoa học gây nhức đầu: Sự sống có thể tồn tại trong một Vũ trụ hai chiều
13.04.2020 3117
Theo lời mấy nhà Vũ trụ học có tiếng, thì Vũ trụ của chúng ta có 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Tại sao cứ phải tin lời họ nhỉ? Nhỡ chẳng may Vũ trụ có hai chiều thời gian và nhiều chiều không gian hơn nữa thì sao?
10 năm qua, ngành khoa học vũ trụ đã có những thành tựu gì?
15.01.2021 4988
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là chúng ta chính thức bước sang một thập niên mới. Và có lẽ, trong những giờ phút cuối cùng của năm cũ này, chúng ta hãy cùng nhìn lại những thành tựu nổi bật nhất của ngành khoa học vũ trụ trong giai đoạn 2010 - 2019, để xem chúng ta đã tiến xa hơn đến đâu trong việc khám phá vũ trụ bao la rộng lớn ngoài kia.
Làm thế nào các nhà khoa học ở Trái Đất lại có thể liên lạc, gửi và nhận tín hiệu từ vũ trụ?
13.04.2020 3340
Có bao giờ bạn tự hỏi làm cách nào các nhà khoa học ở Trái Đất có thể liên lạc, nhận và gửi tín hiệu đến vũ trụ. Cùng khám phá bí mật đó trong bài viết sau đây.
7 bí ẩn về vũ trụ mà các nhà khoa học chưa giải thích được
13.04.2020 3353
Trước giờ khoảng cách vũ trụ xa nhất mà loài người có thể đặt chân lên được mới chỉ là Mặt Trăng, và cũng chỉ có duy nhất 1 trong 4 tàu con thoi mà chúng ta phóng lên, tàu Voyager 1, có thể đi xa khỏi quỹ đạo Mặt Trời. Những gì chúng ta biết được về vũ trụ xa thẳm kia đều là những mảnh thông tin ghép lại từ những vật thể rơi tự do và qua quan sát kính thiên văn. Một vài bí ẩn thu hút sự chú ý có tính chất rùng rợn như hiện tượng mặt người trên sao Hỏa (thực chất là bóng của ngọn núi nhìn từ xa) hay vệ tinh hiệp sĩ đen “UFO” (thực chất là mảnh vụn của vệ tinh) đều đã được khai phá.
Những bí ẩn về vũ trụ mà khoa học không thể giải thích
26.01.2021 8280
Những bí ẩn về vũ trụ mà khoa học không thể giải thích.Tại sao vũ trụ đang giãn nở ngày càng nhanh? Liệu có tồn tại những vũ trụ khác bên ngoài vũ trụ chúng ta? Điều gì xảy ra nếu các hố đen thực sự là những lối vào của thế giới khác? … Đó là một vài trong vô số bí ẩn của vũ trụ mà khoa học cho đến nay vẫn không thể giải đạp.
Robot NASA chụp ảnh selfie trên sao Hỏa
13.04.2020 2960
Bức ảnh toàn cảnh 360 độ ghi lại khoảnh khắc robot Curiosity đứng trơ trọi giữa sườn đồi khô cằn của hành tinh đỏ.
Kính viễn vọng không gian thấy gì vào sinh nhật bạn?
13.04.2020 2728
Nhân kỷ niệm 30 năm hoạt động của kính viễn vọng Hubble, NASA tổ chức một sự kiện cho phép mọi người chiêm ngưỡng ảnh chụp vũ trụ theo ngày sinh.
Phát hiện thiên thạch chứa hợp kim siêu dẫn
13.04.2020
Lần đầu tiên, các nhà khoa học tìm thấy vật liệu siêu dẫn - chất dẫn điện không có điện trở - đến từ môi trường bên ngoài Trái Đất.
Dải Ngân Hà có thể rộng 1,9 triệu năm ánh sáng
13.04.2020 2876
Nhờ tìm ra rìa dải Ngân Hà, các nhà khoa học có thể tính toán chính xác hơn khối lượng của nó và số lượng thiên hà nhỏ bao quanh.
Công bố ảnh chụp Mặt Trời chi tiết 'chưa từng có'
13.04.2020 2885
Bức ảnh được chụp bởi các nhà khoa học Anh và NASA cho thấy bầu khí quyển của Mặt Trời phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất