Nhện Tarantula – Tia lửa xanh rừng nhiệt đới

Nhện Tarantula – Tia lửa xanh rừng nhiệt đới
30.01.2024 1908
1. Giới thiệu
Таrаntula là loài nhện lớn nhất họ. Chúng có màu xanh, đại diện lớn nhất là loài Theraphosa blondi, dân gian gọi là “tên khổng lồ ăn thịt chim”, sống trong các khu rừng ẩm thấp Nam Mỹ. Nó nặng tới 120 gam (bằng con chuột), chân dài 30 cm. Các loài tarantula khác nhỏ hơn nhiều chỉ nặng không quá 10 gam.

Hình ảnh: nhện xanh Tarantula
2. Một số thông tin về nhện Tarantula
- Khả năng săn mồi
Kỹ thuật săn mồi của nhện tarantula khá đơn giản: chúng nấp trong hang, tấn công nhanh như chớp khi cảm nhận thấy một con mồi nào đó mà chưa biết cụ thể là gì. Thức ăn khoái khẩu của chúng là châu chấu, dế, bọ hung, bướm và những loài nhện khác nhỏ hơn mình. Đôi khi chúng còn bắt được cả những con chim nhỏ, chuột, rắn, ếch nhái.
Cũng như các loài nhện khác, tarantula không chén các thức ăn bằng cách nhai mà chúng tiêm vào cơ thể con mồi một chất dịch tiêu hoá, sau đó khoan khoái thưởng thức con mồi đã biến thành món “cocktail” lỏng sánh do mình chế biến.

Hình ảnh: nhện xanh Tarantula


- Tên gọi Tarantula
Sở dĩ nó có tên như vậy là vì khi bị nó cắn, người ta đau đớn phát điên lên và nhảy chồm chồm như lên cơn dại để quên đi sự đau buốt mà dường như giảm được rất nhiều khi cộng thêm với sức nóng của đống lửa.
Tarantula là tên của một điệu nhảy của người da đỏ, người ta lấy tên gọi của điệu nhảy hoang dại này mà con nhện gây ra để gọi nó.

- Quá trình lột xác
Quá trình lột xác của nhện Tarantula sẽ kéo dài từ một đến vài giờ và bắt đầu từ phần da bên ngoài của chúng. Nhện Tarantula khi lột xác không chỉ thay thế phần da mà còn thay một số bộ phận bên trong cơ thể chúng như niêm mạc dạ dày, cơ quan sinh dục… và tái sinh những bộ phận bị mất hoặc hỏng.

Hình ảnh: nhện xanh Tarantula

- Quá trình sinh sản
Giống như những loài nhện khác, thói quen giao phối của nhện Tarantula khá khác so với các loài động vật có vú. Khi một con nhện đực trưởng thành và muốn giao phối, chúng sẽ bắt đầu giăng mạng nhện. Nhện Tarantula đực sau đó xoa bụng và tiết ra một lượng tinh dịch lên trên mạng nhện này. Chúng dùng hai chân phụ trước của mình (thường gọi là pedipalps) nhúng vào phần tinh dịch lúc trước. Hai chân phụ trước có vai trò giữ tinh dịch cho tới khi nhện đực tìm được bạn tình của mình.
Khi Tarantula đưc tìm thấy một chú nhện cái nào đó, hai giống sẽ có những tín hiệu riêng biệt để nhện đực có thể nhận biết được rằng chúng cùng loài Tarantula. Khi con cái chấp nhận giao phối, nhện đưc sẽ đưa đôi chân phụ trước của nó vào lỗ mở ở phần dưới của bụng nhện cái. Sau khi chắc chắn tinh dịch đã được đưa vào cơ thể nhện cái, giống đực lúc này sẽ rời đi thật nhanh trước con cái trở nên đói và có thể ăn thịt cả bạn đời của mình.
Nhện cái sẽ bảo vệ tất cả số trứng mà nó đã đẻ ra và sau từ 6 tới 9 tuần thì những quả trứng sẽ nở ra khoảng 500 cho tới 1000 chú nhện Tarantula con

Và đó là một số thông tin hay ho về loài nhện màu xanh khổng lồ này mà Trithuc24h muốn gửi tới bạn, chúc các bạn xem tin vui vẻ

Nguồn tham khảo: dantri.com.vn, thegioidongvat.co
Tin chọn lọc khác
Giới thiệu về Báo đen – Chiến binh “ẩn dật” của bóng đêm
21.03.2021 9688
Báo đen hay hắc báo hay còn gọi là beo là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài mèo lớn. Các cá thể này có màu đen do mang đột biến gen liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin. Biến dị này sẽ có thể đem lại một vài ưu thế chọn lọc cho các cá thể sinh sống trong những khu vực có mật độ rừng dày dặc, mức chiếu sáng rất thấp. Đây không phải là một loài riêng vì không có sự cách ly giao phối với các nhóm khác. Trong một lứa của cặp báo bố mẹ bình thường có thể sinh ra các cá thể mang và không mang đột biến. Biến dị này phổ biến ở báo đốm (Panthera onca) và báo hoa mai (Panthera pardus).
Thế giới động vật: Tìm hiểu về loài cá voi xanh
18.12.2020 3731
Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất được biết từ trước đến nay. Chúng có chiều dài khoảng 3 chiếc xe buýt chở học sinh và nặng bằng 15 con cá voi, thậm chí còn lớn hơn cả khủng long. Môi trường sống dưới biển của cá voi góp phần cho kích thước đặc biệt của chúng. Đại dương cung cấp thêm không gian để phát triển và loại bỏ một trong những yếu tố thường cản trở kích thước của động vật.
Video về loài Cá Voi xanh
12.12.2020 4050
Cá voi xanh, còn gọi là cá ông là một loài cá voi thuộc về phân bộ Mysticeti. Dài 30 mét và nặng 180 tấn hay thậm chí hơn nữa, nó là động vật lớn nhất còn tồn tại và nặng nhất từng tồn tại. Cơ thể cá voi xanh dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng màu hơn ở mặt bụng. Chúng ta cùng tìm hiểu lý do tại sao chúng lớn hơn bất kỳ động vật đất nào và tại sao chúng bị săn bắt trong nhiều năm, khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất