Báo tuyết – vua của những ngọn núi

Báo tuyết – vua của những ngọn núi
23.01.2024 1782
1. Giới thiệu về loài báo thuyết
Báo tuyết có tên khoa học là là loài động vật thuộc Bộ Ăn Thịt, Họ Mèo chúng phân bố ở 12 quốc gia khác nhau ở khu vực Trung Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Nga, Mông Cổ, Afghanistan..).
Có tên khoa học là Panthera uncia, là động vật có vú và được coi là một thành viên của chi Panthera vào năm 2008, có kích thước khoảng 1-1,5 mét; đuôi 0,9 mét và trọng lượng trung bình từ 27-54kg.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng cá thể của loài này được các nhà khoa học ước tính có khoảng 4,080-6,590 cá thể trên toàn thế giới, được xét vào tình trạng nguy cấp trong sách đỏ.

Hinh ảnh: báo tuyết

2. Một số thông tin thú vị
- Đặc điểm ngoại hình
Bộ lông của báo tuyết có màu trắng đến xám với những đốm đen trên đầu và cổ, nhưng những mảng đốm hoa hồng lớn hơn ở lưng, hai bên sườn và đuôi rậm rạp. Bụng trắng. Lông dày với lông dài từ 5 đến 12 cm. Cơ thể của chúng rất chắc, chân ngắn và hơi nhỏ hơn những con mèo khác thuộc chi Panthera
Mõm ngắn và hốc mũi lớn. Báo tuyết thường nặng từ 22 đến 55 kg, với con đực lớn thường xuyên đạt khối lượng 75 kg và con cái nhỏ khoảng dưới 25 kg.
Các chân lớn phủ lông của chúng có tác dụng như những chiếc ủng đi tuyết, giống như của linh miêu. Không giống như hổ và sư tử, báo tuyết không thể cất được tiếng gầm do dây thanh âm của chúng không phát triển.

Hinh ảnh: báo tuyết

- Phân bố
Báo tuyết được phân bố từ phía tây của hồ Baikal qua phía nam Siberia, ở dãy núi Côn Lôn, trong dãy núi Altai của Nga, dãy núi Sayan và Tannu-Ola, ở Thiên Sơn, qua Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan đến Hindu Kush ở miền đông Afghanistan, Karakoram ở miền bắc Pakistan, ở dãy núi Pamir, và ở độ cao cao của dãy Himalaya ở Ấn Độ, Nepal, và Bhutan, và cao nguyên Thanh Tạng. Ở Mông Cổ, nó được tìm thấy ở đoạn dãy núi Altai trên lãnh thổ Mông Cổ và dãy núi Khangai. Ở Tây Tạng, nó được tìm thấy ở Altyn-Tagh ở xa phía bắc.

- Sự thích ứng với môi trường
Báo tuyết cho thấy khả năng thích nghi để sống trong một môi trường lạnh giá ở miền núi. Cơ thể chúng có nhiều lông, lông dày, tai nhỏ và tròn, giúp giảm thiểu sự mất nhiệt. Bàn chân rộng giúp phân phối trọng lượng cơ thể để đi trên tuyết, và có lông trên mặt dưới của chúng để tăng độ bám của chân trên các bề mặt dốc và không ổn định; nó cũng giúp giảm thiểu tổn thất nhiệt.

Hinh ảnh: báo tuyết

- Tập tính sinh hoạt
Báo tuyết sống đơn độc, ngoại trừ con cái có đàn con riêng. Chúng nuôi con trong các hang ở vùng núi trong thời gian dài.
Một con báo tuyết sống trong một phạm vi lãnh thổ được xác định rõ, nhưng không bảo vệ lãnh thổ của mình một cách quá quyết liệt khi bị xâm phạm bởi những con báo tuyết khác. Phạm vi lãnh thổ dao động tùy theo độ phong phú của con mồi.

Hinh ảnh: báo tuyết

- Chế độ thức ăn
Báo tuyết là loài động vật ăn tạp dù thuộc bộ ăn thịt và tích cực săn mồi. Giống như báo hoa mai, chúng luôn biết tận dụng cơ hội, ăn bất cứ thứ gì mà chúng có thể tìm thấy, bao gồm thịt thối rữa và gia súc, vật nuôi trong nhà.

Hinh ảnh: báo tuyết

- Tập tính săn mồi
Báo tuyết là một crepuscular (động vật hoạt động lúc trời chạng vạng), hoạt động tích cực nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn. Chúng được biết đến là một loài thú có khả năng ngụy trang tốt khi săn mồi.

Hinh ảnh: báo tuyết

- Sinh và và tuổi thọ của báo tuyết
Báo tuyết trưởng thành về mặt sinh dục từ hai đến ba năm, và thường sống từ 15-18 năm trong tự nhiên. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng có thể sống đến 25 năm. Báo tuyết thường giao phối vào cuối mùa đông, được đánh dấu bằng một sự gia tăng đáng chú ý trong việc đánh dấu và giao tiếp. Con cái có thời gian mang thai là 90–100 ngày, do đó, các con non được sinh ra từ tháng Tư đến tháng Sáu, một thế hẹ báo tuyết thường sẽ kéo dài tám năm
Báo mẹ sinh con trong một hang đá hoặc kẽ hở lót bằng lông khoe từ mặt dưới của chúng. Số lượng 1 lứa thay đổi từ một đến năm con, nhưng trung bình là 2,2.
Những con bầy rời khỏi hang khi chúng được khoảng hai đến bốn tháng tuổi, nhưng vẫn còn với mẹ của chúng cho đến khi chúng trở nên độc lập sau khoảng 18–22 tháng. Một khi độc lập, chúng phân tán trên những khoảng cách đáng kể, thậm chí băng qua các địa hình bằng phẳng rộng để tìm kiếm các khu săn mồi mới. Điều này có thể giúp giảm sự cận huyết mà nếu không sẽ là phổ biến trong môi trường tương đối bị cô lập.

Hinh ảnh: báo tuyết

3. Ý nghĩa của báo tuyết trong văn hoá
Báo tuyết có ý nghĩa biểu tượng đối với các dân tộc Turk ở Trung Á, nơi con vật được gọi là irbis hoặc bar, vì vậy nó được sử dụng rộng rãi trong huy hiệu học và đã trở nên như một biểu tượng. Báo tuyết trong huy hiệu đôi khi được gọi bằng tiếng Anh là ounce. Chúng từ lâu đã được người Tatar, người Kazakh và người Bulgar sử dụng như một biểu tượng chính trị với hình tượng Aq Bars (Báo trắng).
Ở Kyrgyzstan, nó đã được sử dụng ở dạng cách điệu trong biểu tượng hiện đại của thủ đô Bishkek, và nghệ thuật tương tự đã được tích hợp vào huy hiệu của Hiệp hội Hướng đạo nữ ở Kyrgyzstan.
Báo tuyết còn là động vật biểu tượng của tỉnh Himachal Pradesh ở Ấn Độ. Nó cũng được mô tả trên bản vá của Cảnh sát Ladakh. Chúng cũng đã được tuyên bố là "động vật quốc gia" (Quốc thú) của Pakistan.

Hinh ảnh: biểu tượng báo tuyết trong văn hoá

Đó là một số những thông tin giúp các bạn biết thêm nhiều hơn về loài vật đang được coi là ở mức báo động trong sách đỏ này, chúc các bạn xem tin vui vẻ.

Nguồn tham khảo: toplist.vn
Tin chọn lọc khác
Giới thiệu về Báo đen – Chiến binh “ẩn dật” của bóng đêm
21.03.2021 9688
Báo đen hay hắc báo hay còn gọi là beo là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài mèo lớn. Các cá thể này có màu đen do mang đột biến gen liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin. Biến dị này sẽ có thể đem lại một vài ưu thế chọn lọc cho các cá thể sinh sống trong những khu vực có mật độ rừng dày dặc, mức chiếu sáng rất thấp. Đây không phải là một loài riêng vì không có sự cách ly giao phối với các nhóm khác. Trong một lứa của cặp báo bố mẹ bình thường có thể sinh ra các cá thể mang và không mang đột biến. Biến dị này phổ biến ở báo đốm (Panthera onca) và báo hoa mai (Panthera pardus).
Thế giới động vật: Tìm hiểu về loài cá voi xanh
18.12.2020 3732
Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất được biết từ trước đến nay. Chúng có chiều dài khoảng 3 chiếc xe buýt chở học sinh và nặng bằng 15 con cá voi, thậm chí còn lớn hơn cả khủng long. Môi trường sống dưới biển của cá voi góp phần cho kích thước đặc biệt của chúng. Đại dương cung cấp thêm không gian để phát triển và loại bỏ một trong những yếu tố thường cản trở kích thước của động vật.
Video về loài Cá Voi xanh
12.12.2020 4051
Cá voi xanh, còn gọi là cá ông là một loài cá voi thuộc về phân bộ Mysticeti. Dài 30 mét và nặng 180 tấn hay thậm chí hơn nữa, nó là động vật lớn nhất còn tồn tại và nặng nhất từng tồn tại. Cơ thể cá voi xanh dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng màu hơn ở mặt bụng. Chúng ta cùng tìm hiểu lý do tại sao chúng lớn hơn bất kỳ động vật đất nào và tại sao chúng bị săn bắt trong nhiều năm, khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất