Phong lan ma - loài hoa quý hiếm bậc nhất

Phong lan ma - loài hoa quý hiếm bậc nhất
28.02.2024 3642
1. Giới thiệu
Phong lan ma có tên khoa học là Dendrophylax lindenii. Chúng cực kỳ quý hiếm, ước tính cả thế giới mới có khoảng 3.000 cây. Thường thì mọi người chỉ có thể thấy chúng ở các vùng đầm lầy ẩm ướt thuộc miền Nam Florida (Mỹ), Cuba và quần đảo Caribbean.
Bề ngoài, phong lan ma hệt như một cụm rễ bám dính vào cây chủ. Chúng thuộc nhánh phong lan không có lá, thân chỉ cao từ 1-4cm.
Trong 3000 cây phong lan ma, ước tính có khoảng 2000 cụm tập trung tại Florida và Cuba. Mỗi năm cũng chỉ có chừng 10% chịu trổ hoa.
Hoa phong lan ma màu trắng kiêu sa, dáng hình thanh mảnh tuyệt đẹp và mùi hương thơm ngào ngạt. Ngoài cái tên đầy ma mị, chúng còn được gọi là dạ lan hương.

Hình ảnh: Hoa Phong lan ma

2. Độ quý hiếm
Phong lan ma, đặc biệt là cây con đòi hỏi điều kiện sống cực kỳ ẩm ướt, có nấm cộng sinh thích hợp để giúp rễ gia tăng khả năng quang hợp. Chúng vừa kén chọn lại vừa ẩn nấp cực kỹ nên thành ra đã hiếm lại càng khó phát hiện.
Trên thế giới có vài người tuyên bố đã thành công trồng phong lan ma. Tuy nhiên là thật hay giả thì chưa rõ, còn khoa học thì vẫn chưa tìm ra bất cứ biện pháp trồng và chăm sóc nào. Bởi vậy, loài hoa này vẫn trong danh sách những loài thực vật quý hiếm nhất hành tinh.

Hình ảnh: Hoa Phong lan ma

3. Động vật thụ phấn được Phong lan ma
Phong lan ma là loài hoa không phải loài côn trùng cũng có thể thụ phấn được do loài hoa này sở hữu 1 cái đài hoa chứa mật dài tới 30cm mà vô cùng mảnh, đây cũng là điều khiến cho nhà tự nhiên học Charles Darwin phải “á khẩu” khi nhìn thấy loài hoa này lần đầu
Cứ theo những gì Darwin lập luận thì bông hoa này cũng phải được một côn trùng ăn mật có cái lưỡi dài đến cả 30cm giúp thụ phấn. Song ông lại chẳng biết loài ong hay bướm nào sở hữu cái vòi dài tương đương.
Không ít các nhà khoa học đã bỏ công sức và thời gian để chứng minh cho giả thuyết của Darwin. Người ta chưa tận mắt thấy cảnh tượng côn trùng nào hút mật hoa phong lan ma, nhưng đã phát hiện một loài bướm có cái vòi siêu dài là bướm nhân sư Morgan (Xanthopan morganii). Nó có vòi dài từ 20-35cm và được coi là loài động vật duy nhất có thể thụ phấn cho hoa phong lan ma.

Hình ảnh: bướm nhân sư Morgan

Mãi tới những năm gần đây, nhờ có camera ghi hình, giới quan sát mới lấy được bằng chứng sinh sản của loài hoa siêu hiếm nở về đêm này.

Hình ảnh: bướm nhân sư thụ phấn cho hoa phong lan ma

Qua đó ta có thể thấy Phong lan ma vô cùng quý hiếm, có thể nói là một trong những loài hoa quý hiếm bậc nhất cũng không hề sai, vì vậy chúng hoàn toàn cần được bảo tồn ở bất kì hình thức nào.

Nguồn tham khảo: kenh14.vn
Tin chọn lọc khác
Thác nước Iguazu
11.09.2023 2563
Iguazu là một trong những thác thiên nhiên hùng vĩ và cao ngoạn mục, nổi tiếng trên toàn thế giới, được du khách đến thăm thú nhiều nhất ở Nam Mỹ. Đây là thác nước của dòng sông Iguazu, nằm ở hai nước Argentina và Brazil. 
Hồ nước đánh dấu chương mới trong lịch sử Trái Đất
12.07.2023 2477
Hồ Crawford ở vùng ngoại ô Canada được chọn làm biểu tượng cho sự khởi đầu của chương mới trong lịch sử Trái Đất mang tên Anthropocene, hay kỷ nguyên nhân loại.
Rạn san hô lớn nhất thế giới hình thành như thế nào?
29.11.2020 3359
Rạn san hô Great Barrier Reef được coi là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới. Nó được tạo thành từ hơn 2.900 rạn san cá nhân, 900 hòn đảo và có diện tích 133.000 dặm vuông (344.400 sq km). Nó cũng là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới và đã được UNESCO công nhận nhận là di sản thế giới vào năm 1981. Great Barrier Reef cũng là độc đáo ở chỗ nó là sinh vật sống duy nhất có thể được nhìn thấy từ vũ trụ. Hãy cùng xem rạn san hô đặc biệt này hình thành như thế nào?
Tin xem nhiều
Tin mới nhất