Trần Trinh Trạch gốc người Minh Hương, sinh ra trong gia đình nghèo từ miệt Biên Hòa, Đồng Nai trôi dạt về Bạc Liêu khai khẩn đất hoang. Sau đó nhờ chính sách học tập của Pháp, ông được cho đi học tiếng Tây và trở thành thư ký cho tòa thị chính tỉnh Bạc Liêu.
Lúc đó, một trong những người giàu có nhất Bạc Liêu là ông Phan Văn Bì. Vì cảm mến sự thông minh và cần cù lúc làm thư ký của Trần Trinh Trạch, ông Bì đã gả con gái thứ 4 là Phan Thị Muồi cho ông.
(Ảnh chụp ông Trần Trinh Trạch)
Nhờ tài kinh doanh, ông Trạch mở tiệm cầm đồ, đại lý phân phối rượu Bình Tây. Ông cho người mang tiền lên Sài Gòn cho dân gốc Bạc Liêu vay để làm ăn. Đình điểm ông trở thành người người cung cấp Muối cho cả Nam Kỳ.
Ông Trần Trinh Trạch sau đó được bầu vào Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ, gồm 10 người bản xứ, nên còn được gọi là ông Hội đồng Trạch.
Ngoài ra, nhờ gia sản bạc vạn, ông trở thành một trong Tứ Đại Phú Hộ của Sài Gòn: “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch”.
Vào thập niên 1930 -1940, ông Trần Trinh Trạch đã sở hữu tổng cộng gần 200.000 hécta ruộng trồng lúa và làm muối ở Bạc Liêu và vùng lân cận. Diện tích đất mà ông Trạch sở hữu vào lúc cực thịnh rộng gấp 3 lần nước Singapore, đất đai ở Bạc Liêu vào thời đó cũng tốt hơn nhiều so với vùng đất ven biển của nước Singapore.
(Trụ sở Việt Nam Ngân hàng ở góc Boulevard Charner và Ohier, Sài Gòn)
Đầu thế kỷ 20, nền thương nghiệp Việt Nam bị lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp và người gốc Hoa. Ông Trạch cùng bạn bè với tôn chỉ “Làm vẻ vang cho xứ mình” đã quyết định thành lập Ngân hàng riêng của người Việt.
Năm 1927, Ngân hàng Việt Nam chính thức được thành lập với số vốn ban đầu là 250.000 đồng bạc. Địa chỉ ở đường số 54 Pellerin (nay là Pasteur). Sau 12 năm hoạt động, công ty đã tăng trưởng hơn 5 lần và có hơn 1 triệu đồng trong tài khoản khách hàng.
(Quảng cáo của Việt Nam Ngân hàng trên báo Sài Gòn)
Dù thành công như vậy nhưng ông vẫn sống cả đời chung thủy với vợ, sống rất chuẩn mực và cần kiệm. Nhưng các con của ông thì quen lối sống xa hoa nên dần ăn chơi trác táng, phung phí tiền của trong gia đình. Người con trai thứ ba của ông là Công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy. Đây là người mà ông kỳ vọng nhất, nhưng lại là một cậu ấm ăn chơi khét tiếng cả Nam Kỳ.
Năm 1942, đến cuối đời, sau khi mừng thọ tuổi 70 được hơn tháng, ông Trạch nói với cậu Huy đưa xuống Sài Gòn đổi gió, dối già. Thấy cha muốn đi nghỉ ngơi, cậu Huy đã đồng ý đưa ba đi. Xuống Sài Gòn, cậu bắt đầu cho cha đi du lịch. Theo dự kiến sẽ đi tham quan sở thú, đi lên tòa nhà Majetic cao nhất Sài Gòn để ngắm thành phố rồi đi tắm biển Long Hải, Vũng Tàu, đi lên nghỉ ngơi ở thành phố sương mù Đà Lạt. Tuy nhiên, sau khi đi biển Long Hải về, vì tắm biển lâu nên ông Trạch bị cảm lạnh. Cậu ba Huy đã mời bác sĩ về nhà nhưng cảm lạnh bị biến chứng sâu. Do tuổi cao, sức đề kháng kém nên ông Trạch đã tắt thở ở Sài Gòn.