Thầy trò Khổng Tử bị đói ở nước Đông và nước Thái. Bảy ngày không có cơm ăn, chỉ dùng rau dại qua bữa. Nhan Hồi vất vả mãi mới xin được ít gạo, trở về thấy thầy Khổng Tử đang ngủ trong nhà, không dám kinh động đến thầy, tự mình nhóm lửa nấu cơm…
- Đừng chỉ thấy vẻ bề ngoài: Bá Nhạc tìm người xem tướng ngựa cho vua
Lúc cơm sắp chín, Khổng Tử tỉnh giấc, bất giác trông thấy Nhan Hồi bốc một nắm cơm trong nồi ăn. Khổng Tử lặng im vờ như không biết, lại nằm xuống. Cơm chín, Nhan Hồi mời thầy dậy ăn trước.
Khổng Tử vươn vai nói: “Hôm nay thầy mơ thấy Tiên quân, con hãy mang cơm cúng tế Tiên quân trước đi”.
Nhan Hồi trả lời: “Thưa thầy không được ạ. Vừa nãy rơi một chút bụi vào nồi, chỗ bụi rơi vào không sạch con đã lấy ra ăn rồi. Cho nên cơm không còn thanh khiết, chẳng thể cúng tế Tiên vương được nữa”.
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử rất cảm động, đem chuyện mình trông thấy Nhan Hồi bốc cơm trong nồi ăn nói lại và dạy rằng: “Con người rất tin vào những gì mình nhìn thấy, nhưng những gì mắt nhìn thấy vẫn không phải hoàn toàn là sự thật, người ta phải dựa vào tấm lòng, có thể những gì mà tâm mình phán đoán cũng không hoàn toàn chính xác. Hy vọng con ghi nhớ, hiểu người khác vốn dĩ không dễ chút nào.
Phân tích:
Tục ngữ nói Nhãn Kiến Vi Thực, nhưng những thứ mắt nhìn thấy chỉ là biểu hiện bên ngoài của sự vật, không phải hoàn toàn bản chất của sự vật. Không dựa vào mắt nhìn sao có thể phán đoán sự vật, dựa vào mắt nhìn sao có thể kết luận về sự vật? Điều Khổng Tử muốn nói là biết được người không khó, hiểu đúng về người đó mới thực sự khó. Khổng Tử không từ cái mắt thấy mà quy kết vào bản chất, khéo léo thăm dò, tìm hiểu qua vấn đề khác, thực đáng bậc tôn sư, sánh cùng phụ mẫu để truyền thụ học vấn. Hiện không ít người dựa vào ý kiến chủ quan của mình, chưa tìm hiểu rõ, vội vàng đưa ra kết luận, như vậy thật đáng tiếc. Người xưa có thể làm được, tại sao bây giờ chúng ta lại không thể làm được? Cho nên mới nói rằng, chúng ta luôn phải dùng tâm để nhìn mọi chuyện trên thế gian này.