Dư Cửu Kinh làm quan hết sức thanh liêm, ông rất được lòng dân chúng. Ông là tấm gương sáng để những người làm quan ngày nay học theo.
Chuyện xưa kể rằng
Dư Cửu Kinh đảm nhận chức huyện lệnh huyện Câu Dung, khi nhiệm kỳ kết thúc, dân chúng nơi địa phương ông làm việc níu tay áo ông khóc rằng: “Xin đại nhân lưu lại một câu nói!” Dư Cửu Kinh trả lời rằng: “Đó là Cần, Kiệm, Nhẫn mà thôi”. Dư Cửu Kinh đã treo trên công đường một bức tranh viết chữ Thái và đề rằng: “Trăm dân bách tính không thể không có sắc thái, người đọc sách không thể không nghiền ngẫm, làm mọi việc trong cuộc sống phải có tinh thần”.
Rồi lấy ba chữ Cần, Kiệm, Nhẫn viết lên đó, tự xưng là “Dư Công Tam Tự Kinh”.
Phân tích:
Cần cù trong lao động, giản dị và nhẫn nại trong cuộc sống là đức tính tốt đẹp, nhưng thực tế lại không dễ như vậy. Dư Cửu Kinh là một ông quan rất có tình cảm, bức tranh trên công đường của ông ta, chỉ đề một từ nhưng biểu hiện ra được ý chất phác tuyệt vời trong nó. Rất nhiều phòng làm việc của các quan chức, chúng ta đều có thể nhìn thấy họ treo những thứ tuyên dương những đức tính tốt đẹp, nhưng đa số đó chỉ là biểu hiện bên ngoài, mà không có tính thực tiễn. Dư Cửu Kinh là một ví dụ rất điển hình, ông ta đã không khoe khoang những thành tích tốt đẹp của bản thân mình, cũng không phải là một người bắt chước những khuôn mẫu có sẵn.
Từ ý nghĩa trên mà nói, Dư Cửu Kinh càng gần với một người lãnh đạo của xã hội hiện đại, cần cù chịu khó trong công việc mà có hiệu quả cao, như vậy có thể giữ gìn những đức tính tốt đẹp của bản thân mình, từ đó mà có thêm hứng thú trong công việc, cũng có thể làm cho cấp dưới của mình giảm bớt áp lực, tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái.
Chính vì như vậy, Dư Cửu Kinh mới có được lòng yêu mến của dân chúng, mà vô hình chung đã tăng thêm được uy lực, nâng cao danh vọng của bản thân.
Làm một người lãnh đạo lúc cương, lúc nhu, nhẹ nhàng, kiên trì, giữ vững chức vụ vủa mình, khiến cho bản thân vui vẻ, cũng khiến cho những người bên cạnh vui vẻ, vui vẻ như vậy sao lại không làm theo?