Cúi mình, đây là một động tác đơn giản ngay đến cả một đứa trẻ cũng biết làm, nhưng trong cuộc sống lại có rất nhiều người không biết, họ hoặc là làm biếng, hoặc là cao ngạo,… mà dứt khoát quên đi việc cúi đầu. Thế là, họ đã đánh mất đi khá nhiều cơ hội ngẩng đầu khó có được…
Khổng Tử dẫn theo đệ tử của mình là Tử Lộ chu du các nước, trên đường phát hiện một chiếc móng ngựa sắt, liền bảo Tử Lộ nhặt lên, không ngờ Tử Lộ làm biếng cúi mình, bèn làm ngơ như không nghe thấy.
Khổng Tử không có nói gì, tự mình cúi xuống nhặt cái móng ngựa sắt đó lên, dùng nó đổi lấy 3 đồng tiên ở chỗ thợ rèn, rồi lại dùng số tiền này mua 18 quả anh đào.
Sau khi đi ra khỏi thành, hai người tiếp tục cuộc hành trình, nơi đi qua đều là đồng dã hoang vắng, Khổng Tử ngồi trên lưng trâu đoán chắc rằng Tử Lộ lúc này đã khát đến khô cả họng, liền lén lén đánh rơi một quả anh đào trong túi áo xuống đất, Tử Lộ vừa nhìn thấy, vội vàng cúi mình nhặt lên ăn.
Khổng Tử cứ vừa đi vừa cố ý đánh rơi, Tử Lộ cũng nhếch nhách cúi mình 18 lần.
Sau cùng, Khổng Tử nói với Tử Lộ rằng: “Nếu khi nãy con chịu cúi mình một lần, thì về sau chẳng phải cúi mình không thôi nữa. Chuyện nhỏ không làm, sau này sẽ phải vất vả ở việc nhỏ hơn.”
Cúi mình, đây là một động tác đơn giản ngay đến cả một đứa trẻ cũng biết làm, nhưng trong cuộc sống lại có rất nhiều người không biết, họ hoặc là làm biếng, hoặc là cao ngạo, hoặc là chỉ lo ngẩng cao đầu ngắm nhìn quang cảnh trên nền trời xanh, mà dứt khoát quên đi việc cúi đầu.
Thế là, họ đã đánh mất đi khá nhiều cơ hội ngẩng đầu khó có được.
Thật ra, trong một đời sẽ có rất nhiều người dạy bạn cúi mình.
Khi còn nhỏ, bố mẹ là người dạy “cúi mình”, họ nói: Chuyện hôm nay mà con cứ mãi để đến ngày mai, thế thì đến cuối cùng con sẽ chẳng lảm nên trò trống gì đâu.
Sau khi đi học, thầy giáo lại trở thành người dạy bạn biết “cúi mình”, họ nói với bạn rằng: Mỗi ngày hãy xách cái giỏ ra ngoài cửa, nhặt từng chữ cái, từng con số, từng phương trình vào trong giỏ, mỗi một thứ đều là báu vật cả.
Sau khi hòa nhập vào xã hội, lãnh đạo lại trở thành người dạy bạn “cúi mình”, lời khuyên của họ là: không kể núi cao thế nào, cũng chỉ là ở dưới chân người leo; không kể con đường bao xa, cũng sẽ luôn có điểm cuối cùng.
Tuy vậy nhiều lúc hơn cả, chính bạn mới là người dạy bạn “cúi mình” thật sự, chỉ có bạn mới có thể nhắc nhở bản thân mọi lúc: Mình nên phải làm thế nào? Trong cuộc đời, mình đã nhặt được cái gì, lại đánh mất điều chi? Tuy bạn có thể đánh mất hiện tại, nhưng tuyệt đối sẽ không đánh mất chính mình.