Sumer - Nền văn minh cổ đại sớm nhất trong lịch sử loài người

Sumer - Nền văn minh cổ đại sớm nhất trong lịch sử loài người
09.01.2021 10666

Lưỡng Hà là vùng đất thuộc vùng đồng bằng trăng lưỡi liềm, nơi khai sinh ra các nhà nước thành bang cổ đại. Vùng giao nhau của sông Tigris và sông Euphrates đã tạo nên một vùng đất màu mỡ và nguồn cung cấp nước cho tưới tiêu. Những nền văn minh nổi lên xung quanh hai con sông này là những nền văn minh lâu đời nhất không du canh- du cư được biết cho đến nay. Vùng Lưỡng Hà này sản sinh ra những nền văn minh như Sumerian, Akkadian, Assyrian, and Babylonian.

Sumerian, một trong những nền văn minh phát triển mạnh trong khu vực Lưỡng Hà là nền văn minh phức tạp đầu tiên được biết đến cho đến nay, phát triển từ một số thành bang vào thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Nền văn minh này phát minh ra gạch, bánh xe, công cụ cày bừa, và đồ gốm lần đầu tiên trong lịch sử. Chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử phát triển và các đặc trưng văn hoá của nền văn minh này nhé!

1. Lịch sử hình thành

Nền văn minh Sumer là nền văn minh sớm nhất trong lịch sử loài người. Vị trí của nền văn minh Sumer chính là vùng Lưỡng Hà, nằm giữa 2 con sông Tigris và Euphrates, từ khoảng năm 4500 đến 1900 TCN.

Tới cuối thiên niên kỷ 4 TCN, nền văn minh Sumer bao gồm 23 thành bang lớn và 10 thành bang nhỏ độc lập, được ngăn cách bởi các con kênh và các bức tường biên giới bằng đá. Một thành bang có trung tâm là một ngôi đền được dành cho vị nam hay nữ thần bảo trợ đặc biệt của mình và được cai trị bởi một thầy tu tổng trấn (ensi) hay một vị vua (lugal) người có quan hệ sâu sắc với các địa điểm tôn giáo của thành bang. Các thành bang thường xuyên đánh chiếm lẫn nhau hay cũng có thể liên minh với nhau.


Bản đồ vùng Lưỡng Hà. Nguồn: wikipedia

Nền văn minh của người Sumer có rất nhiều tiến bộ vượt bậc, vượt xa thời kỳ mông muội trước đó. Thậm chí người hiện đại ngày nay vẫn còn đang kế thừa nhiều di sản của người Sumer cổ đại. Một số “thuyết âm mưu” còn cho rằng nền văn minh Sumer được người ngoài hành tinh giúp đỡ.

2. Về giáo dục

Người Sumer đã mở trường dạy học sau khi phát minh ra chữ viết vào cuối thiên niên kỷ thứ tư trước Công Nguyên (khoảng 3150 TCN). Họ gọi trường học là “nhà của những tấm đất sét”, gọi thầy giáo là cha, học trò là con và phụ giảng là anh cả. Học trò bị phạt kỷ luật bằng roi hay bằng gậy.

3. Về chính trị và luật pháp


Họ đã biết cách tổ chức các định chế dân chủ tương tự như lưỡng viện quốc hội: những tấm đất sét có niên đại 3000 TCN ghi cuộc tranh luận trong buổi họp của những người đàn ông võ trang quyết định việc nên hòa hay chiến, tương tự như Hạ viện. Quyết định của buổi họp này phải được đưa lên Hội đồng các trưởng lão, trong đó ý kiến của vua là tối hậu, tương tự như Thượng viện. Họ tổ chức việc xét xử tội phạm thiếu nhi riêng rẽ với việc xét xử người lớn.


Hình ảnh di sản văn hoá Sumer. Nguồn: Internet

Người Sumer đã phát triển một hệ thống đo lường phức tạp vào khoảng năm 4000 TCN. Hệ thống đo lường tiên tiến này dẫn tới sự ra đời của số học, hình học, và đại số. Từ khoảng năm 2600 TCN trở về sau, người Sumer đã viết nhiều bảng tính nhân trên những bảng đất sét và đã giải các bài hình học và bài tính chia. Những dấu vết sớm nhất của chữ số Babylon cũng có từ giai đoạn này. Giai đoạn khoảng năm 2700–2300 TCN chứng kiến sự xuất hiện lần đầu của bảng tính, và một bảng gồm các cột liên tục phân định các trật tự liên tục của độ lớn của hệ thống số lục phân. Người Sumer là những người đầu tiên sử dụng một hệ thống số giá trị vị trí. Cũng có bằng chứng mang tính chất giai thoại rằng người Sumer có thể đã sử dụng một kiểu thước trượt trong việc tính toán thiên văn học. Họ là người đầu tiên tính ra diện tích của một hình tam giác và thể tích của một khối trụ.



Hình ảnh minh hoạ người Sumer. Nguồn: Internet

4. Về sinh hoạt

Người Sumer đã chấp nhận một phương thức đời sống nông nghiệp có lẽ sớm ngay từ khoảng năm 5000 – 4500 TCN, họ đã thể hiện một số kỹ thuật nông nghiệp cơ bản, bao gồm thủy lợi có tổ chức, trồng cấy tập trung trên quy mô lớn, chuyên canh có sử dụng cày và sử dụng nhân công chuyên nghiệp. Họ trồng lúa mạch, đậu xanh, đậu lăng, lúa mì, chà là, hành, tỏi, rau diếp, tỏi tây và mù tạc. Người Sumer đánh bắt nhiều loại cá và săn bắt gà và linh dương.

Người Sumer cũng đã thuần hóa và chăn nuôi cừu, bò, dê, lợn. Người Sumer cũng có một mạng lưới thương mại cổ đại rất lớn tập trung quanh khu vực vịnh Ba Tư.

Các ngành công nghệ, thủ công nghiệp thời đó của Sumer cũng rất phát triển. Những ví dụ về công nghệ của người Sumer bao gồm: bánh xe, chữ hình nêm, số học và hình học, các hệ thống thủy lợi, những con tàu Sumer, lịch mặt trăng mặt trời, đồng, da, cưa, đục, búa, trụ chống, hàm thiếc, đinh, ghim, nhẫn trang sức, cuốc, rìu, dao, mũi giáo, đầu mũi tên, kiếm, hồ dính, dao găm, túi da đựng nước, túi, yên ngựa, giáp, ống tên, xe chiến, bao kiếm, giầy, dép sandal, lao móc và bia.

5. Tín ngưỡng của người Summer

Người Sumer tin vào thuyết đa thần hay niềm tin ở nhiều thần linh. Không có một hệ thống thần linh cho toàn thể đế quốc; mỗi thành bang có vị thần bảo trợ, đền đài và vị vua thầy tu riêng biệt. Người Sumer có lẽ là những người đầu tiên ghi lại những đức tin của mình. Theo họ, con người đã được sinh ra từ đất sét và sống để phục vụ các vị thần, tức là con người phải phục vụ tôn giáo chứ không phải tôn giáo phục vụ con người.

Các công trình xây dựng dưới thời Sumer được làm bằng gạch bùn phẳng-lồi, không được trộn với vữa nên dễ bị xuống cấp theo thời gian. Người Sumer cũng có những công trình to lớn như Kim tự tháp – Đài chiêm tinh Ziggurat, một công trình mang tính chất tôn giáo – thiên văn thời kỳ đó.

Những cuộc chiến tranh hầu như liên tục giữa các thành bang Sumer trong 2000 năm đã giúp phát triển các kỹ thuật và công nghệ chiến tranh của Sumer tới một mức độ cao. Các đội quân Sumer gồm chủ yếu là bộ binh. Những lính bộ binh mang giáo, đội mũ trụ đồng và mang các tấm khiên bằng da hay liễu gai. Những người lính cầm giáo được sử dụng trong đội hình giống với đội hình Phalanx, vốn đòi hỏi việc huấn luyện và kỷ luật; điều này cho thấy rằng người Sumer có thể đã sử dụng các chiến binh chuyên nghiệp. Người Sumer cũng sử dụng xe ngựa và xe bò như những chiến xa chiến đấu cơ động.


Hình ảnh minh hoạ cuộc xâm chiến Sumer. Nguồn: Internet

Năm 1940 TCN, người Elamite xâm chiếm Sumer và tiến hành cướp phá các thành bang Sumer. Sau đó, đến triều đại Hammurabi của Babylonia, người Babylonia thống nhất các vùng đất Lưỡng Hà, người Sumer diệt vong. Khoảng năm 1700 TCN, người Sumer bị đồng hóa với người Assyria và Babylonia.



Bài viết tham khảo từ lichsucogihay

Tin chọn lọc khác
Nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại
11.09.2023 2876
Cái nôi của nền văn minh nhân loại
Văn hoá Rôma cổ đại
14.01.2021 7489
Cũng như Hi Lạp, nền văn hóa Rôma phát triển toàn diện, rực rỡ. Những thành tựu xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, triết học… cho tới nay vẫn là những bộ phận hết sức quý báu trong kho tàng văn hóa thế giới, thậm chí còn là những mẫu mực để người đời sau bắt chước. Thành tựu văn hóa Rôma (và cả Hi Lạp) không những đã đảm bảo cho những quốc gia này trở thành những quốc gia điển hình trong thế giới cổ đại mà nó còn góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại nói chung và châu Âu nói riêng ở những thời kì lịch sử tiếp theo đúng như nhận xét của Ph.Enghen: “Không có cơ sở văn minh Hi Lạp và đế quốc Rôma thì cũng không có châu Âu hiện đại”.
Tìm hiểu thời kỳ cổ đại Kofun của Nhật Bản
05.01.2021 5617
Thời kỳ Kofun là một thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản kéo dài từ khoảng năm 250 đến năm 538. Từ kofun trong tiếng Nhật nghĩa là mộ cổ. Nó được dùng để đặt tên cho một thời kỳ vì sự xuất hiện hàng loạt của các mộ cổ có hình dạng và kiến trúc đặc biệt trong thời kỳ này. Thời kỳ Kofun nối tiếp thời kỳ Yayoi. Thời kỳ Kofun và thời kỳ Asuka sau đó thường được gộp chung lại thành thời kỳ Yamato.
Văn minh thế giới nửa sau thế kỷ XX
05.01.2021 6184
Từ những năm 40 của thế kỉ XX, loài người đang bước vào một cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2. Cuộc cách mạng này tới những năm 70 của thế kỉ XX được gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra do những lí do sau: Do những nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người càng ngày càng tăng cao, dân số tăng nhanh, trong khi đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên cứ vơi cạn dần, điều đó đòi hỏi con người phải tìm ra các nguồn năng lượng mới, các loại vật liệu mới. Trong chiến tranh thế giới II, các bên tham chiến đều tìm cách tăng tính cơ động của binh lính, tăng khả năng theo dõi đối phương... điều đó cũng góp phần thúc đẩy khoa học kĩ thuật phát triển.
Tìm hiểu nền Văn minh Công nghiệp
18.02.2021 8416
Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông. Tại Tây Âu, tầng lớp giàu có cũng tăng lên do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm, ngà voi... tăng vọt hẳn lên.
Văn hoá Tây Âu thời phục hưng
05.01.2021 10265
Văn hoá Tây Âu thế kỉ V - X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp, sự giao lưu trao đổi rất hạn chế, văn hoá vì vậy cũng phát triển không đáng kể. Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những giáo lí phong kiến lỗi thời, họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây Âu thời cổ đại. Họ tìm thấy trong nền văn hoá cổ đại những yếu tố phù hợp với mình, có lợi cho mình để đấu tranh chống lại những trói buộc của nền văn hoá trung cổ.
Văn minh Tây Âu thời trung đại
05.01.2021 8026
Với những mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, có thể nói vào đầu thế kỷ XX, nước Nga đã trở thành nơi hội tụ các mâu thuẫn của thế giới. Đó là các mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, giữa địa chủ và nông dân, giữa chế độ Nga hoàng và các dân tộc bị áp bức, giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác. Các mâu thuẫn này đan xen, chồng chéo với nhau. Những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã làm các mâu thuẫn này ngày càng trở nên hết sức gay gắt như miếng đất thuận lợi cho sự bùng nổ của một cuộc cách mạng xã hội.
Văn minh thế giới nửa đầu thế kỷ XX
25.01.2021 5595
Với những mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, có thể nói vào đầu thế kỷ XX, nước Nga đã trở thành nơi hội tụ các mâu thuẫn của thế giới. Đó là các mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, giữa địa chủ và nông dân, giữa chế độ Nga hoàng và các dân tộc bị áp bức, giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác. Các mâu thuẫn này đan xen, chồng chéo với nhau. Những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã làm các mâu thuẫn này ngày càng trở nên hết sức gay gắt như miếng đất thuận lợi cho sự bùng nổ của một cuộc cách mạng xã hội.
Tìm hiểu về nền văn minh Ấn Độ
05.01.2021 8532
Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những nền văn minh cổ nhất thế giới, bao gồm cả vùng đất ở các nước như: Ấn Độ, Pakistan, Nepan, Bangladesh ngày nay. Hàng năm vào mùa tuyết tan, nước từ dãy Himalaya theo sông Hằng và sông Ấn đổ xuống vùng đồng bằng mang theo lượng phù sa lớn bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn, nền văn minh ở lưu vực sông Ấn (3000-1800 TCN) đã thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ. 
Nền văn minh La Mã cổ đại
05.01.2021 8723
La Mã cổ đại là nền văn minh La Mã bắt đầu từ sự kiện thành lập thành phố Rome vào thế kỷ thứ ́8 TCN cho tới sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã vào thế kỷ thứ 5 CN, bao gồm các thời kỳ Vương quốc La Mã, Cộng Hòa La Mã và Đế quốc La Mã cho tới khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Thuật ngữ này đôi khi chỉ được sử dụng để nhắc đến các thời kỳ vương quốc và cộng hòa, ngoài ra không bao gồm thời kỳ đế quốc tiếp sau.
Vài nét về nền văn minh Trung Hoa
05.01.2021 12336
Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hóa Trung Quốc thống trị trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền thống rất nhiều điểm khác nhau giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh. Văn hóa Trung Quốc đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc, quốc gia lân cận như Triều Tiên (bây giờ gồm Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc), Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam (thời kỳ Bắc thuộc).
Norte Chico: Nền văn minh lâu đời nhất ở châu Mỹ
05.01.2021 3753
Norte Chico là nền văn minh cổ xưa phát triển ở Peru cách đây khoảng 5.000 năm, trong thời kỳ Tiền Columbus. Dựa trên các bằng chứng khảo cổ, giới khoa học xác nhận đây là nền văn minh lâu đời nhất được biết đến ở châu Mỹ.
Hoàng Hà – nơi sản sinh ra nền văn minh Trung Hoa
05.01.2021 5251
Từ ngàn xưa con người và các bộ lạc thường chọn nơi sinh sống ven các con sông lớn. Với tập tục đó các nền văn minh dần hình thành ven các con sông lớn. Trung Quốc là quốc gia có hàng ngàn con sông lớn nhỏ. Trong đó có hai con sông lớn nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hoàng Hà chính là nơi sản sinh ra nền văn minh Trung Hoa.
Nền văn minh Hy Lạp cổ đại
25.12.2020 7660
Bên cạnh nền văn minh Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại cũng là một nền văn minh lâu đời và có những nét đặc trưng riêng biệt của nó, góp phần cho sự phát triển của kỷ nguyên sau này. Chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử hình thành và một số nét văn hoá đặc trưng của nền văn minh cổ đại này nhé!
Bí ẩn nền văn minh Maya
25.12.2020 3739
Từ trước tới nay, mỗi khi nhắc đến các nền văn minh cổ đại, ta thường nhắc đến Ai Cập. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến nền văn minh Maya (Mexico cổ đại) - nền văn minh là tiền đề cho rất nhiều đế chế lịch sử khác. Chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử hình thành và các đặc trưng văn hoá của nền văn mình nổi tiếng này nhé!
Ai Cập cổ đại - Cái nôi của nền văn minh nhân loại
28.12.2020 6330
Chúng ta đã biết đến Ai Cập cổ đại nổi tiếng với kim tự tháp, những lăng mộ cổ,…nhưng lịch sử hình thành của nó như thế nào chắc chắn vẫn là một điều bí ẩn. Mặc dù tồn đại hàng ngàn năm, nhưng nền văn minh này vẫn được xem là thước đo, là cái nôi cho nền văn minh hiện đại phải học tập. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử hình thành, các nét đặc trưng văn hoá và những thành tựu mà người Ai Cập cổ đã phát minh ra và nó đã được ứng dụng cho ngày nay.
Tìm hiểu nền văn minh Babylon
31.12.2020 4170
Babylon là một nền văn minh ở khu vực Lưỡng Hà cổ đại. (1895 TCN – 539 TCN) Các di tích của thành quốc này được phát hiện ngày nay nằm ở Al Hillah, tỉnh Babil, Iraq, khoảng 85 km về phía nam thủ đô Baghdad. Nền văn minh Babylon để lại một dấu ấn quan trọng cho sự phát triển của loài người.
Sumer - Nền văn minh cổ đại sớm nhất trong lịch sử loài người
09.01.2021 10667
Sumerian, một trong những nền văn minh phát triển mạnh trong khu vực Lưỡng Hà là nền văn minh phức tạp đầu tiên được biết đến cho đến nay, phát triển từ một số thành bang vào thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Nền văn minh này phát minh ra gạch, bánh xe, công cụ cày bừa, và đồ gốm lần đầu tiên trong lịch sử. Chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử phát triển và các đặc trưng văn hoá của nền văn minh này nhé!
Tin xem nhiều
Tin mới nhất