Thật kỳ lạ khi mà bi kịch lịch sử thế giới này đã truyền cảm hứng cho một trong những con quái vật điện ảnh nổi tiếng nhất mọi thời đại. Gần mười năm sau khi cả hai thành phố phải hứng chịu thảm kịch và sự tàn phá của các vụ đánh bom, và sau sự kiện Lucky Dragon No. 5, Godzilla đã được giới thiệu với khán giả khắp nơi trên màn ảnh rộng. Là phép ẩn dụ cho vũ khí hạt nhân và sự hủy diệt mà chúng mang lại, con quái vật với hình dạng rồng cổ đại bị quấy rầy trong ngôi nhà dưới nước của mình sau vụ thử bom hydro và điên tiết lên. Sự hủy diệt do Godzilla mang lại được dự tính là sẽ tương tự với sự tàn phá của 2 vụ đánh bom ở Hiroshima và Nagasaki, và cũng là một lời nhắc nhở về sự thảm khốc của chiến tranh.
2. Ngọn lửa hòa bình của Hiroshima
Có một câu nói rất hay:
"Những người quên đi quá khứ chắc chắn sẽ lặp lại nó."
Để tưởng nhớ những nạn nhân của vụ đánh bom cũng như cảnh báo về những hậu quả của chiến tranh hạt nhân, Ngọn lửa Hòa Bình đã được dựng trên tàn dư của khu vực thương mại và dân cư của Hiroshima. Được thắp sáng vào năm 1964, ngọn lửa hiện đang ngụ tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình của thành phố Hiroshima và sẽ vẫn còn thắp sáng cho đến khi tất cả vũ khí hạt nhân trên thế giới bị phá hủy và thế giới không còn phải đối mặt với mối đe dọa của thảm họa hạt nhân nào nữa.
3. Những cây bạch quả ở khu vực bị đánh bom vẫn còn xanh tươi và phát triển
Có rất ít cây cối sống sót sau thảm họa lịch sử thế giới Hiroshima, và không quá khó để hiểu tại sao: Theo một số nguồn tin, trong vài giây đầu tiên sau khi quả bom được kích nổ, nhiệt độ trong bán kính khoảng 3km tăng lên gấp 40 lần so với nhiệt độ Mặt Trời. Tuy nhiên, bạch quả là một trong số ít những cây sống sót sau vụ nổ. Tồn tại đã hơn 270 triệu năm, loài cây này được coi là hóa thạch sống và có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước mọi bệnh dịch và thiên tai. Hiện tại đang có 6 cây bạch quả tiếp tục phát triển trong bán kính khoảng 1km nơi quả bom rơi xuống, và người dân cũng như du khách hoàn toàn có thể ghé thăm những chiếc cây bền bỉ này.
4. Nagasaki không phải là mục tiêu ban đầu
Mục tiêu ban đầu của Fat Man là Kokura, nhưng thành phố đã bị che khuất bởi những đám mây và khói bay từ đám cháy của một cuộc đột kích hỏa lực lớn của 224 chiếc B-29 vào thành phố Yahata gần đó vào ngày hôm trước. Cuộc đột kích đã để lại tàn dư là những đám mây lớn che khuất đi 70% tầm nhìn thành phố, trong đó có những điểm nhắm quan trọng để quả bom được thả xuống. Vì không muốn thả vũ khí vào điểm mù nên Mỹ đã dời lại địa điểm thả bom là Nagasaki.
5. Bông hoa mọc lên đầu tiên sau thảm họa
Ở vùng đất hoang bị bỏ lại sau những vụ đánh bom, phải mất một thời gian dài trước khi sự sống mới có thể vươn lên khỏi đống đổ nát. Trên thực tế, nhiều người đã dự đoán rằng phải mất ít nhất 30 năm để một bông hoa có thể mọc ở đây. Tuy nhiên, trong vòng 1 năm sau vụ nổ, cây trúc đào đã trở thành loài cây đầu tiên có hoa nở tại đây. Ban đầu, đây chỉ là một bụi cây nhỏ với hoa màu hồng đỏ và trắng, đủ sức để chống chọi với các điều kiện thời tiết khó nhằn và phát triển mạnh bất chấp sự xói mòn của đất. Và vì loài hoa này là bông hoa đầu tiên mọc qua đống đổ nát sau sự tàn phá của thành phố Hiroshima và là cảm hứng cho thành phố, bông hoa đã chính thức trở thành loài hoa tượng trưng cho thành phố.
6. Tên của 2 quả bom được lấy cảm hứng từ bộ phim The Maltese Falcon
Thông thường, Fat Man và Little Boy thường được biết đến như là biệt danh của những quả bom nguyên tử được thả ở Hiroshima và Nagasaki, nhưng ít ai biết được cảm hứng đằng sau những biệt danh có vẻ ngẫu hứng này. Những cái tên được chọn đều dựa trên hình dạng của những quả bom: Quả bom ở Hiroshima mỏng và được sắp xếp bên trong rất ngăn nắp và gọn, còn quả bom ở Nagasaki có hình tròn và mập. Hơn thế nữa, Fat Man còn được lấy cảm hứng từ nhân vật Kasper Gutman trong bộ phim The Maltese Falcon, cùng với người bạn đồng hành của mình là Little Boy được đặt theo tên của nhân vật do Elisha Cook Jr. đóng cũng trong bộ phim The Maltese Falcon.
7. Nhật Bản đã phát hiện ra quả bom
Ngay trước nửa đêm vào ngày xảy ra vụ đánh bom ở Hiroshima, hệ thống radar của Nhật Bản đã phát hiện sự xuất hiện của một nhóm máy bay Mỹ. Những hồi chuông cảnh báo đã được vang lên ở Hiroshima và còi báo động không kích đã được kích hoạt khi chiếc máy bay đi cùng máy bay ném bom Enola Gay bay qua thành phố. Khi không có gì xảy ra, bờ biển được tuyên bố là an toàn và cảnh báo được dỡ bỏ. Một giờ trước khi quả bom rơi xuống, một cảnh báo thứ hai đã được đặt ra, nhưng rồi mọi thứ lại an toàn. Một giờ sau đó, lúc 8:15 sáng, Enola Gay thả Little Boy.
8. Người sống sót trong cả 2 vụ đánh bom
Bị đánh bom 2 lần là xui tận mạng rồi, nhưng việc sống sót cả 2 lần thì phải gọi là gì đây? Tsutomu Yamaguchi đang ở lại Hiroshima trong chuyến công tác ngay trước khi thành phố bị đánh bom. Ông đã rời khỏi Hiroshima vào ngày 6/8 khi nhận ra rằng ông đã quên passport của mình. Trong khi quay trở lại sau khi đã lấy passport, quả bom đã nổ, khiến Yamaguchi bị bỏng nặng và bị thương.Ông đã qua đêm trong một nơi trú ẩn không kích cùng với các đồng nghiệp, những người đã sống sót sau vụ đánh bom, sau đó đi đến Nagasaki nơi ông làm việc vào ngày 9/8 - mặc dù đã bị thương nặng. Và trong sáng hôm đó, Nagasaki bị đánh bom, mặc dù lần này Yamaguchi rất may mắn đã không bị thương. Ông sống đến 93 tuổi và là người duy nhất được chính phủ Nhật Bản công nhận sống sót sau cả hai vụ nổ lịch sử thế giới.
9. Mỹ đã cảnh báo Nhật Bản
Người Nhật không những đã biết về những quả bom, mà chính Không quân Mỹ cũng đã cảnh báo với Nhật Bản với niềm tin rằng việc này sẽ làm tăng thiệt hại tâm lý đến người dân. Curtis LeMay - Chỉ huy của đơn vị Pháo đài bay B-17, Tập đoàn Bom 304 - đã phát tờ rơi do tù binh Nhật Bản viết và thả xuống các thành phố lớn. Ngày tháng của những tờ rơi này khá bất đồng. Có những người khẳng định rằng tờ rơi chỉ được phát cho đến đầu tháng Bảy, và cũng có những người sống sót kể lại rằng họ nhận được những tờ rơi này chỉ vài ngày trước khi vụ đánh bom xảy ra.
Nhưng phần lớn người dân của những thành phố lớn ngoại trừ Hiroshima đã nhận được những tờ rơi và được khuyến khích di tản đến những vùng khác. Trong những tờ rơi chỉ nói về nguy cơ bom đạn, chứ không hề nói gì về bom hạt nhân.
Nguồn: Tham khảo