GS Hà Văn Tấn - thần tượng của nhiều thế hệ học trò

GS Hà Văn Tấn - thần tượng của nhiều thế hệ học trò
13.04.2020 2249

Là nhà sử học, khảo cổ học, GS Hà Văn Tấn được học trò khâm phục bởi ông có kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và cách tư duy hiện đại.

"Nếu như GS Lê được biết đến như người thầy mẫu mực, ghi chép lời thầy giảng sẽ được một bài viết dùng từ chuẩn xác, chặt chẽ, thì thầy Tấn lại rất uyên bác, biết nhiều ngoại ngữ. Có cảm giác mình hỏi cái gì thầy cũng biết. Còn thầy Vượng có rất nhiều ý tưởng hay, mới, gần với quần chúng nên được hâm mộ. Thầy Lâm thì mực thước", GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nói.

Theo GS Vũ Minh Giang, nhiều đồng nghiệp đánh giá GS Tấn là thần đồng của nền sử học Việt Nam. Khi được hỏi bất cứ vấn đề gì, ông đều biết và thường lý giải thấu đáo.

Dù trẻ tuổi nhất trong nhóm "tứ trụ" của sử học Việt Nam "Lâm - Lê - Tấn - Vượng" (GS Đinh Xuân Lâm, GS Phan Huy Lê, GS Hà Văn Tấn, GS Trần Quốc Vượng), GS Tấn là người đầu tiên được giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học (năm 2000).

GS Ha Van Tan - than tuong cua nhieu the he hoc tro hinh anh 1
GS Hà Văn Tấn khi còn trẻ. Ảnh: ĐH KHXH&NV Hà Nội.

GS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐH Quốc gia Hà Nội), đồng thời là học trò của GS Tấn, cho biết: "Cách tư duy, dạy học của GS Tấn rất thông tuệ. Thầy uyên thâm nhưng không theo kiểu hàn lâm, học thuật, mà là người thông minh có thể nói là kiệt xuất".

GS Phạm Hồng Tung chia sẻ GS Hà Văn Tấn rất coi trọng tư duy phê phán trong sử học. Luôn hoài nghi, tiếp nhận các vấn đề một cách thận trọng và phải có tinh thần phê phán là những điều mà thầy Tấn dạy học trò từ sớm.

"Môn thầy Tấn dạy kỹ nhất là phê phán sử liệu. Tất cả học trò sau này trở thành nhà khoa học đều bắt đầu từ bài học tìm kiếm, khai thác, phê phán thông tin, xử lý sử liệu để biết đâu là thông tin thật, giả, đâu là thông tin trực tiếp, gián tiếp", GS Tung nói.

Chú trọng khảo cổ học biển đảo từ sớm

GS Hà Văn Tấn thông thạo chữ Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga, Đức, Nhật. Ông học tiếng Đức qua sách tiếng Nga, tiếng Nhật qua sách tiếng Trung Quốc, học tiếng Sanskrit (Phạn) - ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại - thông qua tiếng Đức. Đến nay, GS Tấn là người đầu tiên và duy nhất đọc được những bài kinh Phật khắc trên cột đá ở Hoa Lư.

PGS Nguyễn Công Khanh, nguyên Trưởng khoa Lịch sử, ĐH Vinh, nhắc lại câu chuyện từng được thầy Tấn kể với học trò.

"Khi thầy đang đọc sách trong Thư viện Quốc gia, một người quen hỏi: Anh Tấn đọc được chữ Tiệp à? Thầy giật mình: Đâu? Song nhìn lại thì đây là sách tiếng Sec. Thầy nói do mình biết tiếng Nga, mà chữ Đông Âu (slave) gần nhau nên đọc được. Thế thôi", PGS Khanh nhớ lại.

GS Hà Văn Tấn có rất nhiều đóng góp quan trọng cho nền sử học, khảo cổ học và cả văn hóa Việt Nam. Ngoài các công trình về khảo cổ học, nổi bật nhất là việc hiệu đính cuốn "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (1380-1442) khi ông mới 23 tuổi.

GS Phan Huy Lê từng đánh giá về GS Tấn: "Tác phẩm đầu tay của anh Tấn là hiệu đính và chú thích cuốn 'Dư địa chí' của Nguyễn Trãi do cụ Phan Duy Tiếp dịch, xuất bản năm 1960, lúc anh mới 23 tuổi. Tài năng và phong cách khoa học của anh đã được bộc lộ ngay trong công trình đầu tay này”.

Một công trình khoa học khác là cuốn "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII" (viết chung với Phạm Thị Tâm, xuất bản năm 1968), được nhiều người xem là “kiệt tác sử học”. Đây là cuốn sách đầu tiên viết về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông nhưng sử dụng sử liệu của nước ngoài. Ông xem sự kiện này mang tính tầm vóc của thế giới và sử dụng góc nhìn của thế giới để viết và phân tích.

"Người ta cũng nhắc rất nhiều về nghiên cứu toàn bộ diễn trình của văn hóa đồ đồng Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Việt Nam đầu tiên của thầy. GS Tấn đã phân lập thời kỳ này thành các giai đoạn phát triển và tất cả sách giáo khoa viết về thời kỳ tiền sử, sơ sử cho đến khi lập quốc đều nhờ vào sự phân lập của ông trong cuốn sách 'Theo dấu vết các nền văn minh cổ'. Phân chia thời kỳ này thành các giai đoạn đòi hỏi sự khái quát hóa, sự uyên bác rất nhiều", GS Giang cho biết.

GS Hà Văn Tấn là nhà khảo cổ học, nghiên cứu cổ sử. Đặc biệt, khi nghiên cứu cổ sử, ông quan tâm miền Trung rất sớm. Ông nghiên cứu khảo cổ học về biển và dẫn học trò đi khảo cổ ở vùng biển Hậu Lộc (Thanh Hóa) và nhiều nơi khác.

GS Tấn cũng là người đầu tiên chỉ ra được chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc của người Việt có cội nguồn từ kinh tế, xã hội, tâm linh thông qua những nghiên cứu về nông dân, nông nghiệp Việt Nam. Ông phản bác luận điểm cho rằng chủ nghĩa yêu nước nảy sinh từ truyền thống chống giặc ngoại xâm.

Cả GS Tung và GS Giang đều đồng ý rằng nếu không bị bệnh tật giày vò trong gần 20 năm cuối của cuộc đời, GS Hà Văn Tấn sẽ có những đóng góp to lớn hơn cho nền sử học Việt Nam.

GS Ha Van Tan - than tuong cua nhieu the he hoc tro hinh anh 2
GS Trần Quốc Vượng, GS Đinh Xuân Lâm, GS Hà Văn Tấn, GS Phan Huy Lê (hàng trên từ trái qua) với người thầy của mình - GS Trần Văn Giàu và phu nhân. Ảnh: Tư liệu.

Gần gũi, hài hước, yêu thương học trò

GS Vũ Minh Giang kể ngày đầu tiên gặp, ông đã nhầm GS Tấn là sinh viên vì lúc đó ông rất trẻ, người nhỏ nhắn, hay mặc áo bông, đội chiếc mũ lệch. GS Tấn cùng tham gia trận bóng đá với sinh viên, cũng tranh chấp bóng quyết liệt, tranh cãi với trọng tài. Trong ấn tượng của nhiều học trò, GS Tấn là người vui vẻ, hòa đồng và thương yêu sinh viên hết mực.

GS Tung chia sẻ trong những chuyến đi điền dã, khảo cổ với sinh viên, chính thầy Tấn là người nhường cơm, sẻ áo cho học trò vì thời đó rất nghèo.

"Năm đó, thầy chủ nhiệm lớp tôi, cả lớp cùng đi lao động động đắp đê Phú Cường. Thầy kéo xe chở đất với sinh viên, cùng tham gia chuyền đất. Vừa lao động, thầy vừa kể chuyện tiếu lâm cho mọi người cười để quên đi mệt mỏi. GS Hà Văn Tấn là cả một kho tàng chuyện tiếu lâm", bà Trương Quế Phương, một học trò của GS Tấn, nhớ lại.

Đặc biệt, GS Hà Văn Tấn, dù là nhà sử học, nghiên cứu khoa học xã hội, vẫn rất thích Toán học. Khi GS Vũ Minh Giang vào ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), chính GS Tấn đã truyền đạt tình yêu Toán học cho ông. GS Tấn nói rằng Toán học có thể giải quyết nhiều vấn đề của xã hội, đó là công cụ tìm ra những quy luật của khoa học xã hội.

"Thầy nói với chúng tôi, bên cạnh mở rộng quan hệ, tìm bạn cùng nghề, các cậu nên chơi với bạn khoa học tự nhiên, sẽ giúp mình rất nhiều. Ông bảo những nhà khoa học tự nhiên không bao giờ nghe dễ dãi những cách giải thích về lịch sử của các nhà khoa học xã hội. Họ luôn có những phản biện rất hóc búa. Logic của khoa học tự nhiên sẽ dùi mài để các cậu có cách nhìn nhận vấn đề xã hội theo tư duy khoa học thực chứng", GS Giang kể lại lời thầy Tấn.

Ông Giang cho hay trong suốt những năm tháng bị bệnh tật giày vò, dù không đi lại được, nói rất khó khăn, GS Tấn vẫn cố gắng rèn luyện khối óc để giữ sự minh mẫn và vẫn đọc sách. Mỗi lần học trò, đồng nghiệp đến thăm, nhắc về những kỷ niệm cũ, thầy rất dễ xúc động, cứ cầm tay học trò mà khóc.

"Đúng là thế hệ 'tứ trụ' khuất núi là sự mất mát không gì có thể thay thế được và còn rất nhiều công việc dang dở mà chúng tôi phải làm. Chúng tôi là học trò, những người đi sau, rất hiểu di nguyện của các thầy. Việc đầu tiên là chúng tôi chuẩn bị công bố Lịch sử Việt Nam 25 tập, được gọi nôm na là bộ quốc sử mới. Đây là tinh hoa của sử học Việt Nam, cũng là sự truyền thừa từ các thầy và báo đáp công ơn các thầy", GS Phạm Hồng Tung chia sẻ.

GS Hà Văn Tấn qua đời lúc 21h2 phút, hưởng thọ 82 tuổi. Ông sinh ra tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (cùng làng với đại thi hào Nguyễn Du).

Ông là chủ nhiệm môn Phương pháp luận sử học (khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp, nay là ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội); Viện trưởng Khảo cổ học (1988-2008).

Trong cuộc đời gần 50 năm nghiên cứu gắn với giảng dạy, ông đã hướng dẫn 25 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, công bố 298 bài báo, tham luận, nghiên cứu khoa học trên tạp chí trong và ngoài nước. GS Hà Văn Tấn còn là tác giả và đồng tác giả của hàng chục cuốn sách.

Ông được phong hàm giáo sư năm 1980, được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - công nghệ (2000) và nhiều huy chương khác.

GS Hà Văn Tấn được các thế hệ giáo viên và sinh viên khoa Lịch sử, ĐH Tổng hợp Hà Nội, phong là một trong tứ trụ "Lâm - Lê - Tấn -Vượng", gồm các GS Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng, của nền sử học Việt Nam đương đại.


Theo Báo zingnews.vn

Tin chọn lọc khác
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa bạn có biết?
13.04.2020 19212
Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa là những ai, những giá trị tiêu biểu để lại là gì? Qua bài viết này Tieplua.net sẽ giới thiệu để bạn hiểu rõ hơn nhé.
Lại Thị Thu Thủy - Tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập
13.04.2020
Nếu ai đó có dịp đến thăm nhà Thủy sẽ không khỏi xúc động khi thấy em không có lấy một góc học tập nhỏ cho riêng mình. Chỗ ngồi học của em chính là bàn uống nước và tiếp khách nơi sinh hoạt của cả gia đình…
Tấm gương Đoàn Phạm Khiêm - Chàng thủ khoa câm điếc mê vẽ tranh
13.04.2020 5340
Từng là người câm điếc đầu tiên của Việt Nam đậu đại học chính quy với số điểm cao nhất (29,5 điểm) của khoa Hội họa, ĐH Mỹ thuật TP HCM, Đoàn Phạm Khiêm mê vẽ tranh từ nhỏ và luôn đạt kết quả cao ở môn học này.
Linh Chi - Cô bé không tay không chân nhận học bổng đặc biệt
13.04.2020 3937
Hai suất học bổng đặc biệt của chương trình “VNPT - Kết nối những ước mơ” đã trao đến em Nguyễn Linh Chi - cô bé 8 tuổi bị dị tật bẩm sinh không có chân tay và người em trai Nguyễn Đình Dũng - những tấm gương tiêu biểu về nghị lực sống và tinh thần hiếu học.
Nguyễn Sơn Lâm: khát vọng vượt đỉnh cao hơn Fansipan
13.04.2020 3701
Chàng trai cao chưa đến 90 cm chinh phục Fansipan, lập công ty riêng, tự tin diễn thuyết trước đám đông, truyền sinh lực và niềm tin cho hàng ngàn người.
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”
13.04.2020 4351
Với những đóng góp thiết thực cho người khuyết tật và một tinh thần không khuất phục trước khó khăn, khát vọng vươn lên trong cuộc sống, hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”.
Nick Vujicic - từ tuyệt vọng đến ý nghĩa cuộc đời
13.04.2020 3664
Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với vô vàn vất vả ở trường lớp, thường xuyên tuyệt vọng và cô đơn. Nick luôn tự hỏi vì sao mình lại khác tất cả bọn trẻ. Nick tự hỏi về mục đích sống, liệu cuộc sống của mình có ý nghĩa gì hay không.
4 danh nhân kiệt xuất của Việt Nam được UNESCO vinh danh
13.04.2020 2467
Khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 206 tại Paris, Pháp, ngày 16-4-2019, đã thông qua danh sách các hồ sơ để đề nghị Đại hội đồng UNESCO ra nghị quyết cùng kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất. Theo đó, hồ sơ kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An đã được thông qua cùng 48 hồ sơ khác từ 71 hồ sơ do 41 quốc gia đề cử. Như vậy, Việt Nam có bốn danh nhân kiệt xuất được UNESCO vinh danh. UNESCO đã từng vinh danh các danh nhân kiệt xuất của Việt Nam trước đây nhân các dịp kỷ niệm: 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980), 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) và 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (2015).
Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri nổi tiếng sử Việt
13.04.2020 2490
Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên "to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi". 
9 người thầy giáo “đặc biệt” ở Việt Nam
13.04.2020 3200
Thầy cô – những người dạy ta cách đọc, viết, cách sống và làm người. Họ đem lại cho chúng ta tri thức, góp nhặt sự tươi đẹp cho cuộc sống. Hãy cùng tri ân đến 9 người thầy "đặc biệt" tại Việt Nam.
10 nhà khoa học nổi tiếng trong lịch sử
13.04.2020 22493
Các nhà khoa học là những người rất quan trọng đối với nhân loại. Nhờ có những phát minh, công trình nghiên cứu của học mà thế giới mới phát triển như ngày nay. Không phải nghiên cứu nào cũng đạt được thành quả ngay lập tức mà cần trải qua một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hy sinh và thời gian để ghi nhận. Để so sánh giữa những nhà khoa học và các công trình với nhanh cũng là một điều khó. Tuy nhiên, trong bài viết này, xin đưa ra 1 danh sách 10 nhà khoa học vĩ đại nhất dựa theo xếp hạng của World Top. Có lẽ rằng khó mà có thể phân định ai hơn ai nhưng tất cả họ đều là những nhà khoa học nổi tiếng trong thời kì/lĩnh vực của họ.
Tấm gương hiếu học: Từ ăn mày trở thành tiến sĩ nước Đại Việt
13.04.2020 2807
Từ xưa người Việt vẫn không khỏi tự hào về biết bao con người làm nên ‘bảng vàng chữ nghĩa’. Nhưng chuyện từ một kẻ ăn mày mà trở thành tiến sỹ thì thật ít ai ngờ! Không chỉ là hình tượng văn chương lịch sử, đó còn là chuyện đời có thật của những vị tiến sỹ Việt rất đáng khâm phục và ngợi ca.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông - người hết lòng gìn giữ điệu hát then cổ
13.04.2020 2242
Với hơn 50 năm miệt mài gìn giữ điệu hát Then cổ - di sản văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày, Nùng, bà không chỉ tiếp thu những làn điệu Then mà còn lan tỏa niềm đam mê bằng cách truyền dạy lại cho nhiều thế hệ học trò nhằm gìn giữ câu then cho muôn đời sau. Bà là Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bông, sinh năm 1948, tại khu II, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
GS Hà Văn Tấn - thần tượng của nhiều thế hệ học trò
13.04.2020 2250
Là nhà sử học, khảo cổ học, GS Hà Văn Tấn được học trò khâm phục bởi ông có kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và cách tư duy hiện đại. "Nếu như GS Lê được biết đến như người thầy mẫu mực, ghi chép lời thầy giảng sẽ được một bài viết dùng từ chuẩn xác, chặt chẽ, thì thầy Tấn lại rất uyên bác, biết nhiều ngoại ngữ. Có cảm giác mình hỏi cái gì thầy cũng biết. Còn thầy Vượng có rất nhiều ý tưởng hay, mới, gần với quần chúng nên được hâm mộ. Thầy Lâm thì mực thước", GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nói.
Triết gia Ấn Độ thế kỷ XX - Jiddu Krishnamurti - Thoát khỏi định kiến để có được sự tự do tuyệt đối
13.04.2020 2904
Tự do đầu tiên và cuối cùng tập hợp 20 bài nói chuyện và 38 lời giải đáp thắc mắc về nhiều chủ đề của triết gia Ấn Độ thế kỷ XX - Jiddu Krishnamurti (1895-1986). Đây cũng là một trong những tựa sách đầu tiên đưa tên tuổi Krishnamurti trở thành một triết gia có ảnh hưởng lớn đối với thế giới.
The Rock: Từ quá khứ bị xa lánh đến siêu sao tỉ đô của đỉnh cao Hollywood
07.03.2020 2800
Ở tuổi 48, Dwayne Johnson có sự nghiệp đấu vật lẫy lừng, gia tài điện ảnh đồ sộ, mức thu nhập trong mơ và tổ ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để sở hữu cuộc sống như hiện tại, anh đã trải qua những gì…
Stephen Hawking: Thiên tài xe lăn thay đổi cả nền thiên văn học thế giới
06.03.2020 2662
Mắc chứng thoái hóa thần kinh vận động từ năm 21 tuổi, Stephen Hawking đã vượt lên bệnh tật, trở thành nhà khoa học đáng kính với những đóng góp thay đổi nền khoa học hiện đại. Sống phần lớn cuộc đời trong cảnh tật nguyền vì căn bệnh thoái hóa thần kinh hiếm gặp, nhà vật lý Stephen Hawking vẫn để lại cho nhân loại những khám phá vĩ đại và những công trình có tính lan tỏa, làm thay đổi thế giới.
Những nữ doanh nhân thành đạt nhất trên thương trường Việt Nam
03.03.2020 2622
Bản lĩnh, đầy quyết tâm, nhiều nữ doanh nhân đã tự đứng trên đôi chân của mình, chèo lái các công ty, tập đoàn lớn với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam và ghi danh mình trên bản đồ thế giới.
Tổng thống Nelson Mandela và con đường trở thành huyền thoại thế giới
02.03.2020 2706
Ngày 18-7 hằng năm được Liên hợp quốc chọn làm Ngày Quốc tế Nelson Mandela. Đây là lần đầu tiên Liên hợp quốc dành riêng một ngày để tôn vinh một cá nhân, ghi nhận sự đóng góp của một nhà lãnh đạo đã trở thành huyền thoại vì sự đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tự do, bình đẳng của con người và nền hòa bình của dân tộc.
'Thần Siêu' - người xây tháp bút viết lên trời xanh
23.02.2020 2981
Hơn một thế kỷ trôi qua, những câu chuyện về “Thần Siêu” vẫn còn được nhân dân truyền tụng. Ông là người cho xây tháp đá hình ngọn bút lông hướng lên trời bên đền Ngọc Sơn, Hà Nội.
Mạc Đĩnh Chi và câu chuyện trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên
20.02.2020 7046
Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông. Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với văn tài của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài.
Marie Curie thiên tài khoa học trong lịch sử thế giới
15.12.2019 2722
Sở hữu trí thông minh hơn người từ khi còn nhỏ, song chính niềm say mê học tập, cách thức ghi nhớ và học hỏi kiến thức độc đáo đã giúp Marie Curie trở thành nhà khoa học nữ kiệt xuất trong lịch sử.
Những bậc danh nhân kì tài trong lịch sử Việt Nam
12.12.2019 11912
Từ xa xưa, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta dù có nghèo khó cũng cố gắng để cho con đi học lấy chữ thành người và cũng có biết bao nhiêu tấm gương vượt nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Họ trở thành những vị trạng nguyên xuất sắc nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới đây là những bậc trạng nguyên nổi tiếng nước ta:
Tin xem nhiều
Tin mới nhất