Tìm hiểu Văn hoá Lê - Mạc

Tìm hiểu Văn hoá Lê - Mạc
04.01.2021 3889
Văn hóa Lê–Mạc (hoặc được khái quát hóa lên là Thời đại Lê–Mạc hay cụ thể hơn nữa là Thời kỳ chuyển giao Lê–Mạc) là một khái niệm mang tính tổng hợp dùng để chỉ những đặc trưng văn hóa của hai triều đại quân chủ nối tiếp nhau trong lịch sử Việt Nam. Cũng gần giống thời kỳ Lý–Trần (1009–1400) trước đó, nhà Mạc soán ngôi nhà Lê sơ (1527) sau những toan tính chính trị và quân sự đầy khôn ngoan của một viên tướng tài đồng thời là đại thần dưới triều Hậu Lê - Mạc Đăng Dung. 

1. Nguyên nhân ra đời của nhà Mạc 

Sự ra đời của nhà Mạc được nhiều nhà nghiên cứu ngày nay xem là giải pháp lịch sử tất yếu sau hơn 20 năm đại loạn của xã hội cũng như chính trường Đại Việt cuối thời Lê. Văn hóa Lê–Mạc và văn hóa Lý–Trần là hai thời kỳ văn hóa đặc biệt quan trọng, mang tính chất đặt nền trong lịch sử văn hóa của Việt Nam. 

Hai thời kỳ văn hóa có tính chất bản lề này cách quãng nhau bởi một giai đoạn cầm quyền ngắn ngủi vài năm của nhà Hồ (1400–1407), kéo dài thêm vài năm nữa bởi nhà Hậu Trần (1407–1414) nhưng chịu ảnh hưởng bao trùm bởi 20 năm dưới ách đô hộ khắc nghiệt của quân Minh xâm lược (1407–1427). Và như vậy văn hóa Lê–Mạc (1428–1592) còn mang tính chất như giai đoạn phục hồi và định hướng lại văn hóa Đại Việt sau gần 30 năm khủng hoảng và mất mát trầm trọng trước đó. Con số 30 năm mang tính ước lệ ở đây là chưa tính đến thời kỳ suy thoái từ từ về nhiều mặt của nhà Trần kể từ sau các cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông xâm lược dù kết thúc bằng thắng lợi trên trận địa.

2. Các đặc trưng văn hoá - văn học, chính trị, tôn giáo 

Khác với Trần Thủ Độ, Mạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ) sau khi lên ngôi đã tỏ ra khoan dung và nương tay hơn nhiều trong cách đối xử với con cháu họ Lê.

Cũng giống như khi họ Trần thay họ Lý cai trị, họ Mạc có gốc xứ Đông khi cầm quyền đã cho thấy mức độ tôn trọng rất cao những di sản kiến trúc và văn hóa của thời Lê sơ để lại. Dù có xung đột lịch sử sâu sắc với các dòng họ thế phiệt Lê–Trịnh–Nguyễn gốc xứ Thanh nhưng về nhiều mặt, nhà Mạc vẫn kế thừa nguyên vẹn phần lớn di sản văn hóa chính trị của nhà Hậu Lê như nhà Trần đã kế thừa nhà Hậu Lý. 


Thăng Long thời Lê - Mạc. Ảnh: Hoàng Thành Thăng Long

Nho giáo (đặc biệt là Tống Nho) thời Lê–Mạc đạt tới đỉnh cao quyền lực chưa từng thấy ở những thời kỳ trước đó trong lịch sử Việt Nam, ngay cả ở thời Lý–Trần. Tuy nhiên, nhà Mạc khoan dung và cởi mở hơn hẳn nhà Hậu Lê trong chính sách tôn giáo tín ngưỡng. Bởi vậy ở thời Mạc, Phật giáo đã có một cuộc chấn hưng hoặc hồi sinh mạnh mẽ chưa từng có kể từ sau thời đại Lý–Trần. Đây là đặc điểm đã được nhiều học giả (trong đó có Trần Lâm Biền và Trần Quốc Vượng) nghiên cứu sâu.

Nhiều nhà nghiên cứu cho đến nay thường lấy cuộc xâm lược của nhà Minh đối với triều Hồ là lý do chính cho nhiều mất mát về văn hóa của Đại Việt từ thời Lý–Trần, trong đó có nhiều trước tác thơ văn giá trị không để lại gì ngoài tiêu đề và có thể là một vài dòng mô tả nội dung của các học giả đời sau. 

Việc sáng tác thơ văn bằng tiếng mẹ đẻ (tức tiếng Việt) sử dụng chữ Nôm của người Việt (còn được gọi là người Kinh) đã có những bước đi chập chững đáng ghi nhận ở thời kỳ Lý–Trần nhưng chỉ thực sự tạo ra những bước đột phá vững chắc đầu tiên trong thời đại Lê–Mạc. Điển hình là 3 tập thơ Nôm còn được lưu truyền đến ngày nay bao gồm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông cùng các triều thần, và Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Những tên tuổi nổi bật trong thơ văn, học thuật của thời kỳ Lê–Mạc có thể kể ra như: Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Lê Thánh Tông (cùng với hội Tao đàn Nhị thập bát Tú), Thái Thuận, Lương Thế Vinh, Nguyễn Dữ (cũng đôi khi được gọi là Nguyễn Dư), Nguyễn Bỉnh Khiêm, Dương Văn An, Hoàng Sĩ Khải, Phùng Khắc Khoan. Một vài người trong số này, điển hình như Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể được xem là những tác gia văn học thực sự lớn đầu tiên của Việt Nam.

Trong thời kỳ Lê–Mạc, vai trò về văn hóa tư tưởng, văn học nghệ thuật, chính trị, kinh tế của xứ Đông (một tiểu vùng văn hóa cổ mà vành đai trung tâm nằm trong hai tỉnh thành Hải Dương và Hải Phòng ngày nay, ngoài ra cũng bao gồm một phần của Hưng Yên và Quảng Ninh) đối với lịch sử Việt Nam là đặc biệt quan trọng với những nhân vật có ảnh hưởng lớn như Nguyễn Trãi, Vũ Hữu, Mạc Đăng Dung, Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đặng Huyền Thông. 

Sau thời Lê–Mạc, vai trò hàng đầu về văn hóa của xứ Đông trong lịch sử Việt Nam dần suy yếu, đồng thời chứng kiến sự trỗi dậy mạnh về văn hóa của một số tiểu vùng khác như xứ Sơn Nam và xứ Nghệ. Cũng sau thời Lê–Mạc, vai trò tiên phong dẫn đường của xứ Đông đối với việc sáng tạo thơ văn trong lịch sử văn học Việt Nam (với những đại diện tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm) phải chờ cho đến thời của nhóm cách tân văn chương Tự Lực Văn Đoàn (gồm những thành viên trụ cột có gốc gác xứ Đông như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam) mới một lần nữa lặp lại ở thế kỷ 20.

Trong lĩnh vực kiến trúc tâm linh, nhiều nhà nghiên cứu có chung nhận định rằng ngôi đình làng Việt Nam có khả năng xuất hiện sớm nhất vào thời Lê sơ (thế kỷ XV) để rồi thực sự định hình trong thời Mạc (thế kỷ XVI).

Xét về nhiều mặt (đặc biệt là về tôn giáo tín ngưỡng, chính trị, kinh tế, văn học - nghệ thuật), văn hóa thời Lê–Trịnh kể từ đầu thế kỷ 17 trở đi và cả thời Nguyễn kể từ đầu thế kỷ 19 trở đi là sự kế thừa và phát triển của nền văn hóa Lê–Mạc đã đạt tới đỉnh cao trước đó.

Bài viết được tham khảo từ wikipedia
Tin chọn lọc khác
Tìm hiểu nền Văn hoá Phùng Nguyên
04.01.2021 6203
Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ (nay là xã Phùng Nguyên), huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. 
Tìm hiểu nền Văn hoá Đồng Đậu
04.01.2021 5113
Văn hóa Đồng Đậu là nền văn hóa tiếp nối văn hóa Phùng Nguyên. Văn hóa Đồng Đậu thuộc xã Minh Tân- huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, được các cán bộ văn hóa của tỉnh phát hiện năm 1962. Qua 6 lần khai quật đã phát hiện hàng vạn hiện vật đồ đá, đồ đồng, gốm, xương sừng… Nền văn hóa này có niên đại mở đầu vào khoảng thế kỷ XV- XIV trước công nguyên và chấm dứt thế kỷ X-IX trước công nguyên.
Bắc Sơn – nền văn hóa tiêu biểu nối tiếp văn hóa Hòa Bình
04.01.2021 4765
Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn), nơi đầu tiên phát hiện những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Bắc Sơn.
Văn hóa biển Hoa Lộc và mối liên hệ với các văn hóa biển Việt Nam
04.01.2021 3199
Việt Nam là một trong những quốc gia lập quốc sớm bên Biển Đông. Sự hình thành, phát triển, mối quan hệ và tính thống nhất của các văn hóa cổ trên vùng biển, đảo với các nền văn hóa vùng ven biển với vùng trung du, đồng bằng châu thổ đã góp phần vào quá trình tạo dựng văn minh dân tộc và sự đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam. Cùng với châu thổ sông Hồng, nơi quê hương của buổi đầu lịch sử dân tộc, châu thổ sông Mã với văn hóa Hoa Lộc, văn hóa Đông Sơn đã góp phần quan trọng vào quá trình tạo dựng văn hóa, kiến tạo văn minh, hình thành nhà nước Văn Lang.
Văn hoá Cái Bèo và Văn hoá Hạ Long
04.01.2021 4081
Nếu như Văn hóa Hòa Bình được xem là một trong những trung tâm phát minh nông nghiệp sớm nhất thế giới thì Văn hóa Cái Bèo và Hạ Long ở cuối giai đoạn hậu kỳ đồ đá mới ghi nhận nền kinh tế dựa vào biển rõ rệt nhất của người Việt cổ. Họ đã biết chế tạo thuyền đi biển, chế tác đồ trang sức từ vỏ nhuyễn thể làm hàng hóa giao lưu.
Văn hoá Soi Nhụ - Văn hoá biển tiền sử Việt Nam
06.01.2021 5874
Nền văn hóa Soi Nhụ đánh dấu sự tiếp xúc khá phổ biến của cư dân Việt cổ với nền kinh tế biển, tạo dựng được phương thức sống phức hợp theo định hướng khai thác biển.
Tìm hiểu về nền văn hóa Đông Sơn
20.01.2021 4329
90 năm phát hiện và nghiên cứu, các nhà khoa học đều cho rằng văn hóa Đông Sơn có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa này là cơ sở vật chất cho việc hình thành nhà nước đầu tiên Văn Lang - Âu Lạc, nhà nước đầu tiên thời đại các Vua Hùng, và là nền tảng cho sự hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ, cũng như văn minh Đại Việt sau này.
Văn hóa Hòa Bình- cái nôi nền nông nghiệp người Việt cổ
04.01.2021 3658
Nền văn hóa Hòa Bình (12.000-10.000 TCN) với đặc trưng kỹ thuật ghè đẽo trên khắp chu vi hoàn cuội mở đầu cho thời đại đồ đá mới. Đặc biệt tại Hòa Bình, người ta đã tìm thấy những dấu tích của nền nông nghiệp người Việt cổ.
Nét văn hoá cổ nhất ở Việt Nam - Văn hóa Tràng An
29.12.2020 4676
Văn hóa Tràng An là một trong những nền văn hóa cổ nhất ở Việt Nam, hình thành từ thời kỳ đồ đá cũ khoảng 25 Ka BP (Kilo annum before present, ngàn năm trước). Tràng An là tên một địa điểm ở Ninh Bình, nơi đầu tiên tìm ra những di chỉ của nền văn hóa này. Đến nay đã có khoảng 30 địa điểm thuộc nền văn hóa Tràng An đã được phát hiện, kết quả nhiều cuộc nghiên cứu của các chuyên gia khảo cổ học cho thấy dấu ấn của người tiền sử thích nghi với biến cố lớn về môi trường, cảnh quan ít nhất là từ khoảng 25 Ka BP, một số nền văn hóa tiền sử đã tiến hóa liên tục ở khu vực này, từ thời kỳ đồ đá cũ qua thời kỳ đồ đá mới đến thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt như nền văn hóa Tràng An, Hòa Bình và Đa Bút... 
Tìm hiểu nền văn minh lúa nước lâu đời của Việt Nam
25.12.2020 5422
Văn minh lúa nước gắn liền với sự hình thành dân cư và sự phát triển của công cụ lao động. Chính nền văn minh lúa nước là cái nôi để hình thành cộng đồng dân cư định canh và các giá trị văn hóa phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã. Nhưng mọi người liệu đã hiểu rõ về nền văn minh này chưa? Sự ra đời của nó và đặc điểm của nền văn minh này có tác động như thế nào đối với đời sống của nhân dân? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu nền văn hoá Việt Nam thời đại đồ đá
30.12.2020 4586
Thời đại Đồ đá hay Paleolithic là một thời kỳ tiền sử kéo dài mà trong giai đoạn này đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn hoặc một mặt để đập. Thời kỳ này kéo dài khoảng gần 3.4 triệu năm, và kết thúc vào giai đoạn khoảng từ 8700 TCN tới năm 2000 TCN, cùng với sự ra đời của các công cụ bằng kim loại. 
Thời kỳ Hồng Bàng và các đặc điểm hình thái xã hội
25.12.2020 4319
Hồng Bàng thị hay Thời đại Hồng Bàng là một giai đoạn lịch sử thuộc thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Thời đại này dựa nhiều trên các truyền thuyết, truyện kể ở những tác phẩm như Lĩnh Nam chích quái và được hợp thức hóa trở thành một giai đoạn lịch sử qua Đại Việt sử ký toàn thư -  cuốn sử thư đã đưa Hồng Bàng thị làm Kỷ đầu tiên.
Văn hoá Việt Nam thời kỳ Bắc Thuộc
25.12.2020 10332
Trong khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã từng tồn tại ba nền văn hoá: văn hoá của cộng đồng cư dân châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, văn hoá Chăm Pa ở ven biển miền Trung, và văn hoá Óc Eo ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Ba nền văn hoá này có những nét chung do có chung cơ tầng văn hoá Đông Nam Á, nhưng cũng lại có những nét riêng do từng vùng có những đặc điểm và số phận lịch sử khác nhau
Tin xem nhiều
Tin mới nhất