Chia sẻ của Sarah Peterson, tác giả chuyên viết về lối sống, phát triển bản thân:
Trong suốt một thời gian dài, tôi đã tin rằng mình chẳng đặc biệt giỏi ở thứ gì. Tôi biết tôi thích đọc và thích viết, nhưng tôi lại không có tự tin rằng mình có thể làm tốt hơn mọi người ở một lĩnh vực nào đó. Mãi cho đến gần đây tôi mới phát hiện ra rằng tôi cũng có tài năng thiên bẩm và có những kỹ năng đặc biệt, rồi khi tôi bắt đầu sử dụng khả năng đó, tôi nhận ra rằng nó giúp ích rất nhiều để tôi có được một sự nghiệp bằng những gì mà tôi yêu thích.
Tôi biết nhiều người trong số các bạn đang ở trong một tình cảnh giống như tôi. Vậy làm thế nào để khám phá ra được khả năng tiềm tàng trong bạn và khiến nó trở nên có ích? Có rất nhiều cách để làm điều đó.
2 loại kỹ năng bạn có thể có
Có thể bạn đã biết rằng tồn tại 2 loại kỹ năng, đó là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là những kỹ năng hữu hình mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy, còn kỹ năng mềm là những kỹ năng tồn tại bên trong, không thể nhìn thấy hoặc chạm tới, liên quan đến trí tuệ cảm xúc và quyết định nhiều đến những khả năng của bạn. Nếu bạn có thể kết hợp được cùng lúc 2 kỹ năng này, sẽ chẳng có gì có thể ngăn cản được bạn.
6 bước giúp khám phá khả năng đặc biệt của bản thân
Kỹ năng và đặc điểm tính cách là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đặc điểm tính cách là những thứ như: hướng nội, có lòng trắc ẩn, có đầu óc thực tế… Những thứ đó giống như một phần của con người bạn.
Kỹ năng là cái mà bạn có thể củng cố và cải thiện. Nếu mọi người thường nói với bạn rằng bạn là một người tử tế, đó là một đặc điểm tính cách chứ không phải là một kỹ năng. Có thể nó chứng minh rằng bạn là một người tốt, nhưng nó lại không giúp được bạn trong quá trình xây dựng sự nghiệp.
Hãy xem xét những bước sau để khám phá kỹ năng của mình:
1. Tự đánh giá bản thân
Khi bắt đầu một công việc mới, bạn đã phải thực hiện một bản đánh giá được thiết kế để người quản lý mới biết được phong cách làm việc của bạn.
Đánh giá đó rất chính xác, thể hiện đúng những gì mà bạn thường nghe mọi người nói về mình: Tôi giỏi thuyết phục và gây ảnh hưởng đến mọi người, và không giỏi nhận biết những ý tưởng khác lạ và không thích hợp với những thứ khiến mình không thoải mái.
2. Đừng chỉ tự hỏi mình
Việc nhìn lại bản thân mình rất tốt, nó giúp xây dựng nhận thức về bản thân và giúp chúng ta nhận biết chính mình. Nhưng nó sẽ không tốt khi bạn không biết bạn có kỹ năng ở lĩnh vực nào.
Vì vậy, hãy ngừng tìm kiếm câu trả lời ở bên trong mình và tham khảo từ những người xung quanh xem họ nhận thấy bạn có năng lực vượt trội ở khía cạnh nào.
Giống như một nhà văn thường gặp khó khăn trong việc nhìn thấy những lỗi sai trong tác phẩm của mình, ai trong chúng ta cũng có một điểm mù trong việc nhìn nhận kỹ năng của chính mình.
3. Nhìn lại quá khứ
Thông thường, các kỹ năng của chúng ta không biến mất, chúng chỉ trở nên mạnh mẽ hơn theo thời gian. Vì thế đừng ngần ngại nhìn lại quá khứ, xem lại những thành tích bạn đã đạt được, những nhận xét mọi người từng nói nhiều lần. Đó chính là những bài học đáng giá cho hiện tại và tương lai của bạn.
4. Thử tưởng tượng bạn được giao cho một dự án mới
Hãy tưởng tượng bạn phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án: lên ý tưởng, phác thảo kế hoạch, ghép chúng lại với nhau, thực hiện nó, xem xét kết quả. Phần nào của dự án khiến bạn mong đợi nhất? Phần nào làm bạn cảm thấy nó dễ dàng nhất đối với mình?
Mọi thứ đó đều thể hiện các kỹ năng của bạn. Ví dụ: có thể bạn thích việc phác thảo kế hoạch. Bạn có thể phác thảo cấu trúc của dự án và giải quyết các vấn đề ban đầu tương đối tốt. Bạn tạo các bản đồ tư duy và cung cấp cho dự án một “dàn ý” ban đầu. Điều này sử dụng kỹ năng phân tích, tổ chức và kỹ năng giải quyết các vấn đề.
5. Cái gì đến với bạn một cách tự nhiên?
Có thể điều này sẽ khiến bạn ngạc nhiên, nhưng không phải bất cứ thứ gì đến với bạn một cách tự nhiên cũng đến với người khác theo cách tương tự. Nhiều người có thể kết bạn với tất cả mọi người dù không cần cố gắng, nhưng có những người thì ngược lại, có rất ít bạn bè. Vì thế hãy dành thời gian để suy nghĩ xem điều gì dễ dàng đối với người khác nhưng bạn thì không.
6. Khả năng đặc biệt của bạn là gì?
Thông thường, chúng ta dễ dàng hơn trong việc xác định kỹ năng cứng hơn là kỹ năng mềm.
Diễn xuất? Làm đồ thủ công? Thuyết trình trước đám đông? Bạn giỏi ở việc gì? Sau đó hãy nhìn vào kỹ năng mềm đằng sau những kỹ năng này. Chẳng hạn để chơi guitar giỏi thì bạn cần những kỹ năng như sự tập trung, sự tỉ mỉ và khả năng lắng nghe.
Đôi khi chúng ta bị phân tâm bởi những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, thế nên chúng ta cũng khó nhìn ra được cái mình làm tốt là cái gì. Hãy xem xét những gợi ý sau:
- Khám phá những gì mà bạn chưa biết
- Hãy bắt đầu thử các hoạt động và kỹ năng khác nhau xem bạn thích làm những cái gì. Nếu bạn thích nó mà chưa làm tốt, hãy nhớ rằng bạn hoàn toàn có thể cố gắng để nó “sẽ tốt”.
- Bạn thích những gì bạn giỏi. Và bạn giỏi ở những gì bạn thường làm.
Vì thế đừng dừng làm một thứ gì khi mà bạn cảm thấy chưa thích nó ngay lập tức. Hãy cố gắng cải thiện và tạo thói quen làm nó, lập kế hoạch và thể hiện nó, có thể bạn sẽ thấy nó cũng rất hay thì sao
- Nghĩ xem đâu là lĩnh vực mà bạn thoải mái thể hiện bản thân nhất?
- Hãy suy nghĩ lại trong cuộc sống của bạn về những lần bạn cảm thấy thoải mái nhất? Đó là khi bạn làm gì đó khiến bạn giành hết tất cả tâm trí và nó khiến bạn cảm thấy vô cùng phấn khích.
Kết quả của câu hỏi đó chính là khả năng đặc biệt của bạn.
Có những phần còn thiếu trên thế giới mà chỉ những kỹ năng độc đáo của bạn mới có thể lấp đầy. Khi bạn tìm thấy những thiếu sót đó, hãy bắt đầu thay đổi thế giới bằng cách sử dụng những kỹ năng và thế mạnh của mình, sẽ không gì ngăn cản được bạn đến với một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo Unsettle/Skills