6 lời khuyên học tiếng Trung
29.12.2020
2290
Ngoài việc luyện nghe và đọc nhiều, Steve Kaufmann, thành tạo 8 thứ tiếng, khuyên người học phải chăm chỉ luyện hán tự và phát âm theo nhịp ngôn ngữ.
Steve Kaufmann từng là nhà ngoại giao và kinh doanh người Canada trước khi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tiếng Anh. Ông học 16 ngôn ngữ và có thể sử dụng thành thạo 8 trong số đó. Từ kinh nghiệm của mình, Steve đưa ra 6 lời khuyên để học tiếng Trung tốt hơn.
Tôi học tiếng Trung 50 năm trước. Khi đó, tôi mất 9 tháng để đọc tiểu thuyết tiếng Trung, phiên dịch cơ bản, dịch các bài viết trên báo từ tiếng Trung sang tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ của tôi, và ngược lại. Tôi làm được điều này chỉ bằng một vài cuộn băng cát sét và những quyển sách giáo khoa cũ kỹ, không có Internet hiện đại như hiện nay. Giờ đây, khi nhìn lại, tôi nhận ra có 6 bài học đã giúp tôi làm chủ tiếng Trung nhanh hơn mọi người xung quanh.
1. Nghe tiếng Trung càng nhiều càng tốt
Trong vài tháng đầu, bạn chỉ cần tập trung nghe tiếng Trung càng nhiều càng tốt để làm quen với ngôn ngữ. Thông qua việc nghe, bạn cũng nên đọc nội dung của bài qua pinyin, hệ thống phiên âm chính thức của tiếng Trung, để có thể theo dõi nội dung tốt hơn. Bạn cần làm quen với sự khác biệt của các âm trong tiếng Trung, qua đó phân biệt được các âm, từ với nhau.
Ở giai đoạn này, việc học hán tự thường hơi khó với những người mới, nhất là khi bạn không thể hiểu hay tưởng tượng được ý nghĩa của từng chữ. Do đó, hán tự không phải là trọng tâm khi mới bắt đầu.
Khi mới học, tôi đã nghe theo tài liệu "Hội thoại Tiếng Trung" của Đại học Yale, Mỹ. Đây là giáo trình trung cấp, chỉ phiên âm pinyin mà không có hán tự nên tôi thấy rất khó để theo kịp tốc độ hội thoại của bài nghe. Tuy nhiên, chỉ sau một tháng, tôi đã dần bắt kịp với tốc độ của người nói và dần hiểu được nội dung của bài. Với việc bắt đầu có thể hiểu nội dung tiếng Trung, tôi dần tự xây dựng được động lực học, điều quan trọng cho những giai đoạn học tập về sau.
2. Dành thời gian học hán tự
Học hán tự tiếng Trung là bước khó khăn nhất mà bạn phải trải qua. Tuy nhiên, sau khi vượt qua được trở ngại lớn này, bạn sẽ có thể tiếp cận được một trong những nền văn hóa lớn và có lịch sử lâu đời nhất thế giới.
Với lượng hán tự lớn, bạn cần luyện tập mỗi ngày. Dù dùng phương pháp học nào, bạn nên dành ra tối thiểu 30-60 phút mỗi ngày để tập trung luyện tập.
Dần dần, việc học hán tự mới sẽ trở nên đơn giản hơn khi bạn có thể kết hợp những từ đã biết để tạo ra từ mới, qua đó hỗ trợ việc ghi nhớ từ. Đặc biệt, với hệ chữ cái tượng hình như tiếng Trung, trong mỗi từ sẽ có những bộ chữ, thành phần nhỏ kết hợp với nhau để tạo ra từ mới.
3. Ngữ pháp không cần quá phức tạp
Đôi khi một vài mẫu câu đơn giản có thể giúp bạn giao tiếp rất nhiều nội dung khác nhau. Tôi học được điều này thông qua quyển sách Đọc hiểu trung cấp tiếng Trung hiện đại (Intermediate Reader in Modern Chinese) của tác giả Harriet Mills và P. S. Ni.
Tôi hoàn toàn không biết gì cụ thể về ngữ pháp tiếng Trung nhưng có thể giao tiếp tương đối thành thạo. Chúng ta nên quen với các mẫu giao tiếp, cách người Trung Quốc sử dụng ngôn ngữ trong thực tế thay vì dành quá nhiều thời gian tìm hiểu ngữ pháp.
4. Đọc thật nhiều
Một lý do khiến tôi học tiếng Trung nhanh hơn bạn bè là đọc bất cứ thứ gì có thể bằng tiếng Trung. Tôi may mắn được tiếp cận thư viện của Đại học Yale với nguồn tài liệu tiếng Trung khổng lồ và bắt đầu đọc quyển sách 20 bài giảng về văn hóa Trung Quốc (20 Lectures on Chinese Culture), một quyển sách đại cương cơ bản.
Ngoài ra, còn rất nhiều quyển sách khác của thư viện Đại học Yale, về các chủ đề như chính trị, lịch sử, văn hóa Trung Quốc, với chú thích từ mới tiếng Trung ở cuối mỗi chương, điều vô cùng hữu ích và giúp tôi tiết kiệm nhiều thời gian tra cứu từ điển.
Qua đó, tôi dần xây dựng được vốn từ để có thể đọc sách tiếng Trung mà không cần tra cứu từ mới quá thường xuyên. Dĩ nhiên, tôi vẫn sẽ gặp nhiều từ mới, nhưng khi đọc, tôi thường đoán nghĩa rồi bỏ qua những từ này để tập trung vào nội dung chính của bài đọc. Sau 7-8 tháng luyện tập, tôi đã có thể đọc quyển tiểu thuyết đầu tiên.
5. Luyện tập phát âm theo nhịp điệu ngôn ngữ
Việc đọc và học trên giấy có thể giúp bạn tăng vốn từ vựng và hiểu nhiều nội dung hơn, tuy nhiên chỉ có việc nghe và nói mới có thể giúp bạn liên kết với ngôn ngữ và sử dụng thành thạo.
Một trong những khó khăn lớn nhất của việc học tiếng Trung là thanh điệu, với 4 thanh. Để có thể phát âm và giao tiếp tự nhiên, bạn cần luyện nghe người bản ngữ nói thật nhiều, để làm chủ thanh điệu và nhịp điệu khi giao tiếp trong tiếng Trung.
Tôi rất thích xem thể loại tấu hài đối thoại của Trung Quốc. Khi xem các chương trình này, các nghệ sĩ thường cường điệu hóa vào nhịp điệu, các phát âm ngôn ngữ, khiến người nghe dễ nhận ra và dễ hiểu.
6. Đừng ngại nói
Bạn cần luyện nói rất nhiều để thành thạo phát âm tiếng Trung. Để bắt đầu, bạn có thể luyện tập bằng cách nhại theo nội dung mà bạn nghe được, bắt chước cách phát âm một cách tốt nhất có thể. Đừng quá lo về việc phải phát âm chính xác từng chữ, vì điều này sẽ dần được cải thiện khi bạn quen hơn với tiếng Trung.
Khi nói, bạn đừng lo sợ việc nói sai. Hãy tận dụng tất cả vốn từ, cách biểu đạt mà bạn đã học được để truyền tải ý tưởng tốt nhất có thể. Việc sai sót là đương nhiên, nhưng, khi nói càng nhiều, bạn sẽ ít mắc lỗi sai hơn.
Steve Kaufmann từng là nhà ngoại giao và kinh doanh người Canada trước khi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tiếng Anh. Ông học 16 ngôn ngữ và có thể sử dụng thành thạo 8 trong số đó. Từ kinh nghiệm của mình, Steve đưa ra 6 lời khuyên để học tiếng Trung tốt hơn.
Tôi học tiếng Trung 50 năm trước. Khi đó, tôi mất 9 tháng để đọc tiểu thuyết tiếng Trung, phiên dịch cơ bản, dịch các bài viết trên báo từ tiếng Trung sang tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ của tôi, và ngược lại. Tôi làm được điều này chỉ bằng một vài cuộn băng cát sét và những quyển sách giáo khoa cũ kỹ, không có Internet hiện đại như hiện nay. Giờ đây, khi nhìn lại, tôi nhận ra có 6 bài học đã giúp tôi làm chủ tiếng Trung nhanh hơn mọi người xung quanh.
1. Nghe tiếng Trung càng nhiều càng tốt
Trong vài tháng đầu, bạn chỉ cần tập trung nghe tiếng Trung càng nhiều càng tốt để làm quen với ngôn ngữ. Thông qua việc nghe, bạn cũng nên đọc nội dung của bài qua pinyin, hệ thống phiên âm chính thức của tiếng Trung, để có thể theo dõi nội dung tốt hơn. Bạn cần làm quen với sự khác biệt của các âm trong tiếng Trung, qua đó phân biệt được các âm, từ với nhau.
Ở giai đoạn này, việc học hán tự thường hơi khó với những người mới, nhất là khi bạn không thể hiểu hay tưởng tượng được ý nghĩa của từng chữ. Do đó, hán tự không phải là trọng tâm khi mới bắt đầu.
Khi mới học, tôi đã nghe theo tài liệu "Hội thoại Tiếng Trung" của Đại học Yale, Mỹ. Đây là giáo trình trung cấp, chỉ phiên âm pinyin mà không có hán tự nên tôi thấy rất khó để theo kịp tốc độ hội thoại của bài nghe. Tuy nhiên, chỉ sau một tháng, tôi đã dần bắt kịp với tốc độ của người nói và dần hiểu được nội dung của bài. Với việc bắt đầu có thể hiểu nội dung tiếng Trung, tôi dần tự xây dựng được động lực học, điều quan trọng cho những giai đoạn học tập về sau.
2. Dành thời gian học hán tự
Học hán tự tiếng Trung là bước khó khăn nhất mà bạn phải trải qua. Tuy nhiên, sau khi vượt qua được trở ngại lớn này, bạn sẽ có thể tiếp cận được một trong những nền văn hóa lớn và có lịch sử lâu đời nhất thế giới.
Với lượng hán tự lớn, bạn cần luyện tập mỗi ngày. Dù dùng phương pháp học nào, bạn nên dành ra tối thiểu 30-60 phút mỗi ngày để tập trung luyện tập.
Dần dần, việc học hán tự mới sẽ trở nên đơn giản hơn khi bạn có thể kết hợp những từ đã biết để tạo ra từ mới, qua đó hỗ trợ việc ghi nhớ từ. Đặc biệt, với hệ chữ cái tượng hình như tiếng Trung, trong mỗi từ sẽ có những bộ chữ, thành phần nhỏ kết hợp với nhau để tạo ra từ mới.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
3. Ngữ pháp không cần quá phức tạp
Đôi khi một vài mẫu câu đơn giản có thể giúp bạn giao tiếp rất nhiều nội dung khác nhau. Tôi học được điều này thông qua quyển sách Đọc hiểu trung cấp tiếng Trung hiện đại (Intermediate Reader in Modern Chinese) của tác giả Harriet Mills và P. S. Ni.
Tôi hoàn toàn không biết gì cụ thể về ngữ pháp tiếng Trung nhưng có thể giao tiếp tương đối thành thạo. Chúng ta nên quen với các mẫu giao tiếp, cách người Trung Quốc sử dụng ngôn ngữ trong thực tế thay vì dành quá nhiều thời gian tìm hiểu ngữ pháp.
4. Đọc thật nhiều
Một lý do khiến tôi học tiếng Trung nhanh hơn bạn bè là đọc bất cứ thứ gì có thể bằng tiếng Trung. Tôi may mắn được tiếp cận thư viện của Đại học Yale với nguồn tài liệu tiếng Trung khổng lồ và bắt đầu đọc quyển sách 20 bài giảng về văn hóa Trung Quốc (20 Lectures on Chinese Culture), một quyển sách đại cương cơ bản.
Ngoài ra, còn rất nhiều quyển sách khác của thư viện Đại học Yale, về các chủ đề như chính trị, lịch sử, văn hóa Trung Quốc, với chú thích từ mới tiếng Trung ở cuối mỗi chương, điều vô cùng hữu ích và giúp tôi tiết kiệm nhiều thời gian tra cứu từ điển.
Qua đó, tôi dần xây dựng được vốn từ để có thể đọc sách tiếng Trung mà không cần tra cứu từ mới quá thường xuyên. Dĩ nhiên, tôi vẫn sẽ gặp nhiều từ mới, nhưng khi đọc, tôi thường đoán nghĩa rồi bỏ qua những từ này để tập trung vào nội dung chính của bài đọc. Sau 7-8 tháng luyện tập, tôi đã có thể đọc quyển tiểu thuyết đầu tiên.
5. Luyện tập phát âm theo nhịp điệu ngôn ngữ
Việc đọc và học trên giấy có thể giúp bạn tăng vốn từ vựng và hiểu nhiều nội dung hơn, tuy nhiên chỉ có việc nghe và nói mới có thể giúp bạn liên kết với ngôn ngữ và sử dụng thành thạo.
Một trong những khó khăn lớn nhất của việc học tiếng Trung là thanh điệu, với 4 thanh. Để có thể phát âm và giao tiếp tự nhiên, bạn cần luyện nghe người bản ngữ nói thật nhiều, để làm chủ thanh điệu và nhịp điệu khi giao tiếp trong tiếng Trung.
Tôi rất thích xem thể loại tấu hài đối thoại của Trung Quốc. Khi xem các chương trình này, các nghệ sĩ thường cường điệu hóa vào nhịp điệu, các phát âm ngôn ngữ, khiến người nghe dễ nhận ra và dễ hiểu.
6. Đừng ngại nói
Bạn cần luyện nói rất nhiều để thành thạo phát âm tiếng Trung. Để bắt đầu, bạn có thể luyện tập bằng cách nhại theo nội dung mà bạn nghe được, bắt chước cách phát âm một cách tốt nhất có thể. Đừng quá lo về việc phải phát âm chính xác từng chữ, vì điều này sẽ dần được cải thiện khi bạn quen hơn với tiếng Trung.
Khi nói, bạn đừng lo sợ việc nói sai. Hãy tận dụng tất cả vốn từ, cách biểu đạt mà bạn đã học được để truyền tải ý tưởng tốt nhất có thể. Việc sai sót là đương nhiên, nhưng, khi nói càng nhiều, bạn sẽ ít mắc lỗi sai hơn.
Bài viết được tham khảo từ vnexpress
Tin chọn lọc khác