Việc tính toán khối lượng của dải Ngân Hà gặp phải rất nhiều thách thức vì đây là nơi sinh sống của con người. Giới nghiên cứu thường "cân" thiên hà bằng cách theo dõi chuyển động của các ngôi sao bên trong, từ đó xác định xem lực hấp dẫn của thiên hà ảnh hưởng như thế nào đến sao.
Con người cũng có thể dùng kính viễn vọng để quan sát toàn bộ thiên hà Andromeda, nhưng lại không thể nhìn thấy được phần lớn dải Ngân Hà.
(Dải Ngân Hà có hình xoắn ốc với khối lượng gấp hàng trăm tỷ lần Mặt Trời. Ảnh: Fox News.)
Những nhà nghiên cứu phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật và thống kê phức tạp hơn để suy ra dải Ngân Hà chuyện động như thế nào, hình dáng của nó khi quan sát từ bên ngoài ra sao. Trong dải Ngân Hà, quỹ đạo di chuyển của hệ Mặt Trời cũng không đồng đều, khiến các nhà nghiên cứu phải điều chỉnh số liệu.
Dựa vào cách di chuyển của khí, sao và vật chất ở các khu vực khác nhau thuộc dải Ngân Hà, nhóm chuyên gia có thể tính toán khối lượng thực của thiên hà này.
"Mặt đĩa của dải Ngân Hà đang quay nhưng không đều. Các vật thể cách trung tâm thiên hà những quãng khác nhau di chuyển quanh trung tâm đó với tốc độ khác nhau", Fabio Iocco, đồng tác giả nghiên cứu, nhà vật lý thiên văn tại trường Imperial College London giải thích về hiên tượng trên.
(Hình ảnh dải thiên hà trên Internet)
Lực quay này phải cân đối với lực hấp dẫn của dải Ngân Hà tại mỗi điểm trên đĩa thiên hà. Nếu không, thiên hà sẽ tự rách toạc, các ngôi sao và tinh vân sẽ văng ra vùng không gian rỗng giữa các thiên hà.
Dải Ngân Hà không chỉ chứa sao, khí và những vật thể nhìn thấy được mà còn chứa vật chất tối. Dù không thể quan sát trực tiếp, vật chất tối lại chiếm phần lớn khối lượng của dải Ngân Hà. Điều này cũng giống với phần lớn các thiên hà khác. Trong trường hợp này, khối lượng của vật chất tối tương đương 830 tỷ lần Mặt Trời, nghĩa là khoảng 93% khối lượng dải Ngân Hà.
Thế giới tri thức sưu tầm và biên tập