Văn hoá Soi Nhụ - Văn hoá biển tiền sử Việt Nam
06.01.2021
5954
Nền văn hóa Soi Nhụ đánh dấu sự tiếp xúc khá phổ biến của cư dân Việt cổ với nền kinh tế biển, tạo dựng được phương thức sống phức hợp theo định hướng khai thác biển.
Nền hóa cổ trên Vịnh Hạ Long
Văn hóa Soi Nhụ có niên đại cách ngày nay 18.000-7000 năm, là nền hóa cuối thời hậu kỳ thời đại đồ đá cũ và cổ nhất hiện được biết trên Vịnh Hạ Long. Dựa vào các tài liệu khảo cổ học, dấu tích sớm nhất của con người có mặt trong khu vực Vịnh Hạ Long thuộc về chủ nhân nền văn hóa Soi Nhụ.
Tên gọi văn hóa Soi Nhụ được gọi theo tên địa điểm khảo cổ học Soi Nhụ thuộc Vịnh Bái Tử Long, là nền văn hóa của người tiền sử được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện năm 1964 và khai quật năm 1967. Theo TS Hà Hữu Nga, Viện Khảo cổ học, văn hóa Soi Nhụ có niên đại tương đương với các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn. Và có thể có nguồn gốc từ 25.000 năm trước, ngang với văn hoá Ngườm ở Thái Nguyên.
Các kết quả khảo cổ học cho thấy cư dân Soi Nhụ cư trú chủ yếu trên các đảo đá vôi của Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, bao gồm cả Cát Bà, Hải Phòng, các huyện Vân Đồn, Cẩm Phả, Hoành Bồ, khu vực Hòn Gai, Kinh Môn, Đông Triều thuộc Quảng Ninh và Hải Dương. Phương thức kiếm sống của họ là săn bắt, hái lượm và khai thác nhuyễn thể nước ngọt với công cụ lao động được chế tác bằng đá có hình dáng không ổn định, kỹ thuật chế tác đơn giản bằng phương pháp ghè đẽo một mặt, phương pháp chặt bẻ và rất ít tu sửa.
Nền hóa cổ trên Vịnh Hạ Long
Văn hóa Soi Nhụ có niên đại cách ngày nay 18.000-7000 năm, là nền hóa cuối thời hậu kỳ thời đại đồ đá cũ và cổ nhất hiện được biết trên Vịnh Hạ Long. Dựa vào các tài liệu khảo cổ học, dấu tích sớm nhất của con người có mặt trong khu vực Vịnh Hạ Long thuộc về chủ nhân nền văn hóa Soi Nhụ.
Tên gọi văn hóa Soi Nhụ được gọi theo tên địa điểm khảo cổ học Soi Nhụ thuộc Vịnh Bái Tử Long, là nền văn hóa của người tiền sử được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện năm 1964 và khai quật năm 1967. Theo TS Hà Hữu Nga, Viện Khảo cổ học, văn hóa Soi Nhụ có niên đại tương đương với các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn. Và có thể có nguồn gốc từ 25.000 năm trước, ngang với văn hoá Ngườm ở Thái Nguyên.
Các kết quả khảo cổ học cho thấy cư dân Soi Nhụ cư trú chủ yếu trên các đảo đá vôi của Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, bao gồm cả Cát Bà, Hải Phòng, các huyện Vân Đồn, Cẩm Phả, Hoành Bồ, khu vực Hòn Gai, Kinh Môn, Đông Triều thuộc Quảng Ninh và Hải Dương. Phương thức kiếm sống của họ là săn bắt, hái lượm và khai thác nhuyễn thể nước ngọt với công cụ lao động được chế tác bằng đá có hình dáng không ổn định, kỹ thuật chế tác đơn giản bằng phương pháp ghè đẽo một mặt, phương pháp chặt bẻ và rất ít tu sửa.
Một nền văn hoá cổ ẩn dấu trong di chỉ hang Mê Cung của Hạ Long. Ảnh: Internet
Căn cứ vào các di chỉ khai quật được, văn hóa Soi Nhụ chia làm 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn sớm ở các hang Áng Mả (Cát Bà), Thiên Long, Mê Cung, Tra Giới và hang Trống trên Vịnh Hạ Long, có niên đại khoảng từ 25.510 đến 17.000 năm. Giai đoạn giữa gồm các hang Soi Nhụ trên Tiên Ông, Bồ Quốc trên Vịnh Hạ Long có niên đại từ khoảng 16.000 đến 9.000 năm cách ngày nay. Và giai đoạn muộn gồm các hang động và mái đá Đồng Đặng, Hà Lùng, Hang Dơi (huyện Hoành Bồ), Phương Nam (Uông Bí) có niên đại từ 8000-6000 năm cách ngày nay.
Theo TS Hà Hữu Nga, các nền văn hóa Cái Bèo, Hạ Long, hậu duệ của văn hóa Soi Nhụ chính là tiền thân của các nhóm văn hóa ngôn ngữ biển đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, sau này được biết dưới tên gọi các nhóm văn hóa thuộc hệ ngữ Mã- Lai- Đa Đảo.
Cách tiếp cận này phù hợp với thực tế là cách ngày nay 5.000-6.000 năm, khi mực nước biển còn thấp, một trong những cái nôi của nền văn hóa biển Đông Nam Á chính là văn hóa Cái Bèo, phân bố rộng khắp trong khu vực Vịnh Hạ Long của Việt Nam và kết nối với hệ thống các đảo khác của Đông Nam Á.
Đánh dấu phương thức khai thác biển
Vịnh Hạ Long, một trong những cái nôi của người Việt cổ với ba nền văn hóa tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3500 năm. Đó là Văn hóa Soi Nhụ, Văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long. So với văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn cùng thời, người Soi Nhụ đã có một mô hình văn hóa đa dạng hơn, phong phú hơn bởi vì trong phương thức kiếm sống của cư dân ở đây đã có thêm yếu tố biển. Văn hóa Cái Bèo là gạch nối giữa văn hóa Soi Nhụ với văn hoá Hạ Long mà các di sản tiêu biểu là Cái Bèo, Hà Giát, Giáp khẩu được phân bố trên bờ vùng vịnh kín gió, tựa lưng vào núi mà chủ yếu là núi đá vôi.
Soi Nhụ cũng được xem là nền văn hóa hang động, cửa sông, thềm biển, mà tầng văn hóa cấu tạo chủ yếu là vỏ ốc núi, ốc suối cùng một số nhuyễn thể nước ngọt khác. Bên cạnh đó còn có một số di tích xương cốt động vật có vú. Tuy hiếm nhưng nó cho thấy đã xuất hiện các loài động vật thân mềm biển trong tích tụ văn hóa Soi Nhụ.
Vịnh Bái Tử Long nơi phát hiện văn hoá Soi Nhụ. Ảnh: Internet
Khác với các văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, trong tích tụ tầng văn hóa Soi Nhụ rất hiếm các loại cuội nguyên liệu, công cụ đá, mảnh tước và gốm. Một số dụng cụ tìm thấy đều không có hình dáng ổn định. Kỹ thuật chế tác đơn giản, chủ yếu bằng thủ pháp ghè đẽo một mặt, phương pháp chặt bẻ và rất ít tu sửa một cách hệ thống, quy chỉnh. Có vẻ với nhiều công cụ chặt đập thô đều được chế tác từ đá vôi nên rất khó phân biệt với những mẩu đá vôi vỡ tự nhiên hoặc do người đời sau làm ra.
Điểm nổi bật nhất là cư dân văn hóa Soi Nhụ gần gũi với biển nhiều hơn, trực tiếp hơn. Một số bằng chứng khai thác biển đã được phát hiện tại các hang Soi Nhụ, Tiên Ông, Bồ Quốc nhưng niên đại của chúng cần được nghiên cứu thêm.
Các nhà khảo cổ đánh giá văn hóa Soi Nhụ là nguồn gốc trực tiếp của con đường Cái Bèo- Hạ Long: Lâu nay trong tiền sử Việt Nam, hai nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn được coi là hai cội nguồn trực tiếp duy nhất của các nền văn hóa đá mới, cuộc cách mạng nông nghiệp trên đất nước ta. Đó là con đường văn hóa Đa Bút ở Thanh Hóa; con đường văn hóa Quỳnh Văn ở Nghệ Tĩnh; con đường Bàu Dũ ở Quảng Nam- Đà Nẵng và đường Cái Bèo ở Hải Phòng, Quảng Ninh.
Nhưng với việc xác lập văn hóa Soi Nhụ đã bổ sung vào bức tranh tiền sử Việt Nam một điểm nhấn, một cơ sở pháp lý để lý giải sự phát triển các con đường văn hóa khác. Mặt khác, con đường Soi Nhụ – Cái Bèo – Hạ Long đã tạo dựng được phương thức sống phức hợp theo định hướng khai thác biển trong tiền sử Việt Nam: Nếu như trước đó định hướng nông nghiệp được coi là con đường phát triển duy nhất thì với văn hóa Soi Nhụ, chúng ta còn thấy mô hình phát triển phức hợp, trong đó nông nghiệp chỉ là một yếu tố mà thôi.
Định hướng chính của con đường Cái Bèo – Hạ Long là khai thác biển, trong đó có cả đánh bắt hải sản và trao đổi, thương mại và một số nghề thủ công làm gốm, chế tác công cụ đá, đồ trang sức và đặc biệt đóng thuyền mà bằng chứng còn lại là những chiếc búa đá to khỏe, không thấy ở đâu khác ngoài khu vực văn hóa Hạ Long. Chính môi trường biển đã tạo cho hậu duệ văn hóa Soi Nhụ một phương thức phức hợp như vậy.
Văn hóa Soi Nhụ được xem là một cội nguồn và sự tổng hòa các yếu tố văn hóa biển trong khu vực. Sau này khi các nhà khảo cổ Việt Nam phát hiện các hiện vật bằng đá tạ hàng Eo Bùa, Soi Nhụ, người ta lập tức liên hệ chúng với các yếu tố Hòa Bình- Bắc Sơn. Nhưng Soi Nhụ không chỉ có các yếu tố đó và đó chưa phải đặc trưng của bộ công cụ văn hóa này. Tại đây người ta còn tìm thấy các công cụ bằng đá vôi, các công cụ cuội không định hình.
Hơn nữa so với các nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, tại các địa điểm Soi Nhụ rất hiếm công cụ đá, trong khi tích tụ tầng văn hóa bằng vỏ nhuyễn thể lại rất dày, bao gồm ốc biển, ốc suối và cả nhuyễn thể biển nữa. Và nó tồn tại độc lập, có mối liên hệ với các nền văn hóa khu vực, tạo nên một truyền thống riêng, truyền thống văn hóa biển trong tiền sử Việt Nam.
Bài viết được tham khảo từ Lược Sử Tộc Việt
Tin chọn lọc khác