Quân đội Chiêm Thành từng chiếm thành Thăng Long nhưng kết quả vẫn đại bại trong tay nhà Trần.

Quân đội Chiêm Thành từng chiếm thành Thăng Long nhưng kết quả vẫn đại bại trong tay nhà Trần.
11.01.2020 3734

Sau khi lên ngôi Vua, Chế Bồng Nga nhận thấy nhà Trần không còn hùng mạnh như trước nữa, thời điểm này xã hội dưới thời nhà Trần rất bất ổn. Năm 1361, Chế Bồng Nga đưa quân theo đường biển đánh cửa biển Dĩ Lý (Quảng Bình ngày nay), quân nhà Trần thua chạy, quân Chiêm cướp phá tàn sát dân chúng rồi quay trở về. Sau đó quân Chiêm nhiều lần quấy phá nơi biên giới.

Năm 1368, vua Trần Dụ Tông quyết định đưa quân đánh Chiêm Thành, nhưng khi đến vùng Chiêm Động (Quảng Nam ngày nay) thì bị trúng kế rơi vào trận phục kích của quân Chiêm và đại bại. Tướng chỉ huy là Trần Thế Hưng bị bắt, tàn quân phải rút chạy về nước.

(Ảnh minh họa quân Chiêm qua các sân khấu nhạc kịch)

Năm 1371, nội bộ nhà Trần rối loạn, Chế Bồng Nga cho quân theo đường thủy đánh cửa Đại An, quân Trần đại bại, quân Chiêm tiến thẳng vào Thăng Long rất dễ dàng. Quân Chiêm tha hồ cướp bóc vơ vét kinh thành, đốt cung điện, sách vở. Khi vua nhà Minh là Chu Nguyên Chương xuống chiếu bắt 2 nước không được gây chiến, quân Chiêm mới rút về nước mang theo nhiều báu vật cướp được.

(Tranh vẽ quân nhà Chiêm tấn công vào thành Thăng Long)

Năm 1376, Chế Bồng Nga lại đưa quân bắc tiến, vua Trần Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đưa quân đi đánh (lúc này vua Trần Nghệ Tông đã lên ngôi Thượng Hoàng). Chế Bồng Nga cho người dâng 10 mâm vàng xin giảng hòa, thế nhưng Đỗ Tử Bình dấu vàng rồi tâu về triều là Vua Chiêm ngạo mạn không thần phục. Vua Trần nổi giận, tháng 1/1077 liền đưa quân nam tiến.

Vua Trần đích thân đưa quân theo đường biển tiến đến cửa Thi Nại (Quy Nhơn) đánh chiếm đồn Thạch Kiều, rồi đưa quân tiến đến kinh thành Đồ Bàn của nước Chiêm. Chế Bồng Nga cho người chạy sang nhà Trần trá hàng, rồi tung tin là Chế Bồng Nga đã rút quân chủ lực khỏi kinh thành rồi. Vua Trần mắc mưu liền cho quân ung dung tiến vào thành thì bất ngờ bị phục binh quân Chiêm bốn bề đổ ra tiến đánh, quân Trần bị chia cắt và đại bại, 10 phần thì chết 7,8 phần. Vua Trần bị vây khốn trúng phải tên mà tử trận. Quân Chiêm đuổi quân nhà Trần đến tận vùng Thanh – Nghệ.

(Trần Duệ Tông tử trận trong đám loạn quân.)

Tháng 6/1378, Chế Bồng Nga đưa quân vượt sông Đại Hoàng đánh tan quân của Đỗ Tử Bình, rồi đưa quân đánh chiếm Thăng Long. Năm 1380, Chế Bồng Nga tuyển binh ở Tân Bình và Thuận Hóa, rồi sau đó đem quân đánh chiếm Nghệ An. Hồ Quý Ly và Đỗ Tử Bình đưa quân chặn lại. Chế Bồng Nga phải dừng tiến quân nhưng châu Nghệ An, Thuận Hóa, Tân Bình vẫn thuộc về người Chăm.

Năm 1389, Chế Bồng Nga lại cho quân tiến đánh nhà Trần, thượng hoàng Nghệ Tông sai Hồ Qúy Ly đưa quân giao chiến với quân Chiêm. Chế Bồng Nga ở thượng nguồn sông Lương, cho đắp đập ngăn sông phía thượng lưu, cho đóng cọc dày, bố trí tượng binh và bộ binh mai phục, rồi vờ rút quân đi.

Hồ Quý Ly tưởng quân Chiêm rút lui liền đem quân truy kích, nào ngờ bị trúng phải trận địa mai phục của quân Chiêm. Chế Bồng Nga cho phá đập nước khiến quân Trần bị thiệt hại nặng nề, nhiều tướng bị bắt sống hoặc tử trận. Hồ Quý Ly để một số tướng ở lại cầm cự còn thì rút về kinh thành. Tuy nhiên quân Trần ở lại cũng không cầm cự được và phải rút lui, Chế Bồng Nga đuổi theo đến Hoàng Giang.

Thượng hoàng Trần Nghệ Tông sai đô tướng là Trần Khát Chân đưa quân ngăn quân Chiêm. Trần Khát Chân đến sông Hoàng Giang nhưng nhận thấy nơi đây không đóng quân được nên đưa quân đến sông Hải Triều.

(Vua Chiêm tử trận trong trận đánh với quân Đại Cồ Việt)

Tháng 1/1390, Chế Bồng Nga đưa hơn 100 chiến thuyền thị sát sông Hải Triều. Không may cho Chế Bồng Nga, một tùy tướng của ông ta là Bỉ Lậu Kê vì sợ phạt tội nên ra hàng Trần Khát Chân, đồng thời báo cho biết thuyền ngự của vua Chiêm sơn màu xanh lục. Trần Khát Chân liền cho các hỏa pháo tập trung vào thuyền Vua Chiêm mà bắn, Chế Bồng Nga bị trúng đạn mà chết. Chế Bồng Nga chết, quân Chiêm Thành sau đó phải rút về nước và không còn dám đánh Đại Việt nữa.

Tin chọn lọc khác
Căn cứ địa ba anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa
08.04.2020 3776
Ba anh em Tây Sơn mà chói sáng nhất là Quang Trung Nguyễn Huệ đã có những kỳ tích trong lịch sử. Ít ai biết rằng căn nguyên của các chiến công đó lại xuất phát từ đây.
Chuyện lạ: Vua Minh Mạng bị chặn đường trách cứ
06.04.2020 2911
Minh Mạng là vị vua có nhiều đóng góp và để lại dấu ấn lớn bậc nhất của triều Nguyễn. Và giai thoại dưới đây là một trong những ví dụ lớn về cách trị quốc an dân của ông.
Nghĩa đồng bào và bản sắc dân tộc thời đại Hùng Vương
02.04.2020 2806
"Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Mỗi con dân đất Việt đều tự hào khi cả nước có chung một ngày giỗ Tổ, thờ một vị tổ chung, điều mà hầu như không nước nào có được.
Dấu mốc vĩ đại của Việt Nam và những công trình hiển hách vang danh nghìn năm
01.04.2020 2552
Trải 216 năm (1009-1225) hiện diện trong lịch sử nước Việt, nhà Hậu Lý đã có nhiều đóng góp cho sự hưng thịnh của quốc gia Đại Việt trên nhiều phương diện. Đến hôm nay, trải qua gần 800 năm, hậu thế nhìn lại tiền nhân, vẫn thấy ánh sáng thành tựu của vương triều đất Cổ Pháp soi lại đời sau.
Cung điện mùa hè được xây dựng dưới triều nhà Nguyễn ít người biết đến
26.02.2020 3708
Ít người biết trước thời điểm Lăng Cô được công nhận là một trong những “vịnh đẹp nhất thế giới” (2009) đến 93 năm (tức năm 1916), vua Khải Định đã phát hiện được những giá trị về cảnh quan và khí hậu tuyệt vời của Lăng Cô và cho xây dựng một cung điện mùa hè tại đây.
Lăng Tự Đức – Kiến trúc độc đáo bậc nhất dưới triều nhà Nguyễn
03.02.2020 3273
Lăng Tự Đức nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh cũ, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng thờ vua Tự Đức, đời vua thứ 4 của triều nhà Nguyễn. Ông trị vì 36 năm, từ 1847-1883. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Quân đội Chiêm Thành từng chiếm thành Thăng Long nhưng kết quả vẫn đại bại trong tay nhà Trần.
11.01.2020 3735
Dưới thời nhà Trần, Chiêm Thành từng phải thần phục và cống nạp cho Đại Việt. Thế nhưng khi vua Chiêm là Chế Bồng Nga lên ngôi, nhà Trần bắt đầu suy yếu, Chế Bồng Nga nhiều lần đưa quân tiến đánh khiến nhà Trần phải thảm bại tháo chạy khỏi thành Thăng Long. Các sử sách còn mô tả rằng quân Chiêm vào Thăng Long như chỗ không người, vua tôi nhà Trần đều sợ quân Chiêm.
Trống đồng Đông Sơn - đỉnh cao văn minh thời đại Hùng Vương
11.01.2020 3282
Trống đồng Đông Sơn không chỉ là vật linh mà còn là biểu tượng tập trung nhất của những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của nhà nước Văn Lang.
Đôi nét về ngôi chùa nổi tiếng và lâu đời nhất Thăng Long - Hà Nội
31.10.2019 3115
Chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất khi có lịch sử lên đến 1500 năm. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và sự thanh tịnh của Hồ Tây. 
Lịch sử Việt Nam: toàn cảnh về xã hội thời các vua Hùng
31.10.2019 4641
Kinh tế, cư trú, trang phục, đồ trang sức, ẩm thực, văn hóa, tín ngưỡng... thời các vua Hùng.
Tin xem nhiều
Tin mới nhất