Văn hoá đọc sách liệu đã được gìn giữ đúng mực hay chưa?
09.04.2021
8067
Nhà tâm lý học người Pháp Gustavơ Lebon đã từng nói rằng: “Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay.”
Thông qua câu nói nổi tiếng này, chúng ta có thể hiểu được sách không chỉ đóng vai trò mang tri thức đến với mọi người, mọi nhà, mà sách còn là những người bạn tâm giao mỗi khi chúng ta lạc lối, chưa tìm ra phương pháp, đường hướng.
Ngày nay, khi mà công nghệ bùng nổ, các phương pháp “sách hoá” ra đời như: sách e-book, sách nói,…lượng độc gỉa cũng chuyển hướng phương pháp đọc truyền thống sang phương pháp đọc hiện đại hơn. Nhưng không thể phủ nhận được, việc đọc sách của giới trẻ đang có xu hướng thuyên giảm so với thế kỷ trước. Người trẻ có thể dành hàng giờ thời gian chỉ để đọc báo, lướt web, xem những chương trình giải trí, còn việc đọc sách 5 phút có khi cũng trở thành là điều không tưởng.
Trước sự phát triển của cuộc sống, con người nguyên thủy nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức. Họ tìm cách lưu giữ những thông tin mình đã nhận thức được để lại cho các thế hệ sau. Và sách đã ra đời. Có thể nói từ khi có sách thì nền văn minh của loài người mới được xác thực.
Thực tế, tác dụng của việc đọc sách không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức mà còn là một biện pháp để hoàn thiện con người, rèn luyện cho người đọc những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích. Với ý nghĩa này, các loại sách văn hóa học, văn chương, lịch sử, triết học không chỉ là những loại sách thuần chuyên môn mà đã trở thành sách chung cho mọi người, cho xã hội.
Thuật ngữ Văn hóa đọc đến thời điểm hiện tại chưa có trong mục từ điển, chưa được coi là một định nghĩa hay khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất. Theo Thạc sỹ Bùi Văn Vượng, thuật ngữ văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách. Tiến sỹ Lê Văn Viết lại quan niệm đọc ở một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là văn hóa đọc. Còn PGS.TS nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình khẳng định: “Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta đối với tri thức sách vở. Phải biết đọc sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp nhận tri thức”. Trong hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh (2010) “Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp”2 thì khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Xét từ góc độ cá nhân, văn hóa đọc cần hội tụ đủ 3 yếu tố là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Theo nghĩa hẹp “văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân hình thành nên: Thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau. Như vậy, văn hóa đọc đã vượt lên khái niệm đọc đơn thuần, nó hướng đến giá trị nghệ thuật đích thực, hướng đến các ứng xử, giá trị và chuẩn mực thẩm mỹ của công chúng.
Một thực tế nữa là giới trẻ ngày nay thường yêu thích những thứ có tính thuần giải trí như game, mạng xã hội, thần tượng, …Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày.
Gia đình, nhà trường và xã hội thiếu quan tâm đến việc phát triển tâm hồn và năng lực trí tuệ cho con trẻ. Phụ huynh vì bận rội với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách, hay không gian đọc sách cho học sinh. Xã hội không có chương trình khuyến khích, cổ động việc đọc sách trong toàn dân để nâng cao dân trí. Và dường như, khôi phục thói quen đọc sách trong toàn dân chỉ nằm trên khẩu hiệu.
Ngoài lý do chủ quan, bàn tới văn hóa đọc của các bạn trẻ cũng phải đề cập tới lý do khách quan về vấn đề xuất bản, kinh doanh sách. Nhiều cuốn sách xuất bản với những giá trị nội dung chưa thực sự sâu sắc, lành mạnh, hoặc chủ yếu sưu tầm, tập hợp của nhiều sách khác làm thị trường sách trở nên hỗn độn, phức tạp. Có cuốn sách dầy cộp, giá “lên trời”, có cuốn là sách lậu, kém chất lượng cũng là nguyên nhân ảnh hướng đến văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay. Thị trường sách tại tỉnh cũng chưa thực sự phong phú, nhiều đầu sách hay, có giá trị nhưng rất khó để tìm đọc, tìm mua do không được bày bán trên thị trường.
Không có thói quen đọc sách đã đành, có nhiều bạn trẻ đôi lần đọc sách nhưng là đọc không chọn lọc, đọc hời hợt, đọc theo phong trào và đọc không ứng dụng. Những loại sách về văn hóa, nghệ thuật có tác dụng giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ bị các loại truyện tranh nội dung đơn giản, những tiểu thuyết ngôn tình ủy mị, thậm chí thiếu lành mạnh “truất ngôi”.
Không muốn đọc sách khiến cho việc học tập cũng trở nên khó khăn, tri thức hết sức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Một hậu quả dễ thấy nhất là giới trẻ ngày nay có năng lực đọc rất kém, viết sai chính tả nhiều, không phân biệt được lỗi phát âm và diễn dạt vụng về, thô lỗ.
Không đọc sách làm cho tâm hồn khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Giới trẻ ngày càng trở nên cộc cằn, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. Việc ít đọc sách khiến giới trẻ không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; không biết tự kiềm chế bản thân làm nảy sinh ngày càng nhiều các vụ bạo lực xảy ra trong học đường.
Không những ít đọc hoặc không đọc sách, thiếu sự tôn trọng đối với sách, nhiều người còn tỏ ra xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách. Những người như thế thật đáng chê trách.
Đọc sách là thể hiện lòng biết ơn đối với người xưa và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước. hãy lựa chọn cho mình những quyển sách hay và đọc nó hằng ngày. Đó chính là con đường đúng đắn dẫn bước ta đến cánh cửa của tương lai.
Xin trích dẫn câu nói của nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) để thấy được giá trị của việc đọc sách, đặc biệt là với các bạn trẻ, thay cho lời kết - “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”.
Thông qua câu nói nổi tiếng này, chúng ta có thể hiểu được sách không chỉ đóng vai trò mang tri thức đến với mọi người, mọi nhà, mà sách còn là những người bạn tâm giao mỗi khi chúng ta lạc lối, chưa tìm ra phương pháp, đường hướng.
Ngày nay, khi mà công nghệ bùng nổ, các phương pháp “sách hoá” ra đời như: sách e-book, sách nói,…lượng độc gỉa cũng chuyển hướng phương pháp đọc truyền thống sang phương pháp đọc hiện đại hơn. Nhưng không thể phủ nhận được, việc đọc sách của giới trẻ đang có xu hướng thuyên giảm so với thế kỷ trước. Người trẻ có thể dành hàng giờ thời gian chỉ để đọc báo, lướt web, xem những chương trình giải trí, còn việc đọc sách 5 phút có khi cũng trở thành là điều không tưởng.
Trước sự phát triển của cuộc sống, con người nguyên thủy nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức. Họ tìm cách lưu giữ những thông tin mình đã nhận thức được để lại cho các thế hệ sau. Và sách đã ra đời. Có thể nói từ khi có sách thì nền văn minh của loài người mới được xác thực.
Thực tế, tác dụng của việc đọc sách không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức mà còn là một biện pháp để hoàn thiện con người, rèn luyện cho người đọc những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích. Với ý nghĩa này, các loại sách văn hóa học, văn chương, lịch sử, triết học không chỉ là những loại sách thuần chuyên môn mà đã trở thành sách chung cho mọi người, cho xã hội.
Thuật ngữ Văn hóa đọc đến thời điểm hiện tại chưa có trong mục từ điển, chưa được coi là một định nghĩa hay khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất. Theo Thạc sỹ Bùi Văn Vượng, thuật ngữ văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách. Tiến sỹ Lê Văn Viết lại quan niệm đọc ở một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là văn hóa đọc. Còn PGS.TS nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình khẳng định: “Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta đối với tri thức sách vở. Phải biết đọc sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp nhận tri thức”. Trong hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh (2010) “Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp”2 thì khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Xét từ góc độ cá nhân, văn hóa đọc cần hội tụ đủ 3 yếu tố là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Theo nghĩa hẹp “văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân hình thành nên: Thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau. Như vậy, văn hóa đọc đã vượt lên khái niệm đọc đơn thuần, nó hướng đến giá trị nghệ thuật đích thực, hướng đến các ứng xử, giá trị và chuẩn mực thẩm mỹ của công chúng.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ. Ảnh: Internet
Một thực tế nữa là giới trẻ ngày nay thường yêu thích những thứ có tính thuần giải trí như game, mạng xã hội, thần tượng, …Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày.
Gia đình, nhà trường và xã hội thiếu quan tâm đến việc phát triển tâm hồn và năng lực trí tuệ cho con trẻ. Phụ huynh vì bận rội với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách, hay không gian đọc sách cho học sinh. Xã hội không có chương trình khuyến khích, cổ động việc đọc sách trong toàn dân để nâng cao dân trí. Và dường như, khôi phục thói quen đọc sách trong toàn dân chỉ nằm trên khẩu hiệu.
Ngoài lý do chủ quan, bàn tới văn hóa đọc của các bạn trẻ cũng phải đề cập tới lý do khách quan về vấn đề xuất bản, kinh doanh sách. Nhiều cuốn sách xuất bản với những giá trị nội dung chưa thực sự sâu sắc, lành mạnh, hoặc chủ yếu sưu tầm, tập hợp của nhiều sách khác làm thị trường sách trở nên hỗn độn, phức tạp. Có cuốn sách dầy cộp, giá “lên trời”, có cuốn là sách lậu, kém chất lượng cũng là nguyên nhân ảnh hướng đến văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay. Thị trường sách tại tỉnh cũng chưa thực sự phong phú, nhiều đầu sách hay, có giá trị nhưng rất khó để tìm đọc, tìm mua do không được bày bán trên thị trường.
Không có thói quen đọc sách đã đành, có nhiều bạn trẻ đôi lần đọc sách nhưng là đọc không chọn lọc, đọc hời hợt, đọc theo phong trào và đọc không ứng dụng. Những loại sách về văn hóa, nghệ thuật có tác dụng giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ bị các loại truyện tranh nội dung đơn giản, những tiểu thuyết ngôn tình ủy mị, thậm chí thiếu lành mạnh “truất ngôi”.
Không muốn đọc sách khiến cho việc học tập cũng trở nên khó khăn, tri thức hết sức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Một hậu quả dễ thấy nhất là giới trẻ ngày nay có năng lực đọc rất kém, viết sai chính tả nhiều, không phân biệt được lỗi phát âm và diễn dạt vụng về, thô lỗ.
Không đọc sách làm cho tâm hồn khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Giới trẻ ngày càng trở nên cộc cằn, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. Việc ít đọc sách khiến giới trẻ không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; không biết tự kiềm chế bản thân làm nảy sinh ngày càng nhiều các vụ bạo lực xảy ra trong học đường.
Không những ít đọc hoặc không đọc sách, thiếu sự tôn trọng đối với sách, nhiều người còn tỏ ra xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách. Những người như thế thật đáng chê trách.
Đọc sách là thể hiện lòng biết ơn đối với người xưa và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước. hãy lựa chọn cho mình những quyển sách hay và đọc nó hằng ngày. Đó chính là con đường đúng đắn dẫn bước ta đến cánh cửa của tương lai.
Xin trích dẫn câu nói của nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) để thấy được giá trị của việc đọc sách, đặc biệt là với các bạn trẻ, thay cho lời kết - “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”.
Bài viết được tổng hợp từ The Ivy League Vietnam
Tin chọn lọc khác